Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

ĐỒNG XU CUỐI CÙNG



"Ngày ấy, cách đây hơn nửa thế kỉ, băn khoăn trước cảnh trẻ em thiếu chữ, thiếu sách đọc, một nhóm nhà văn có sáng kiến viết cho các em những mẩu chuyện "có tính cách luân lí, hoặc lịch sử, hoặc khoa học" nhằm mục đích "giúp vào việc gia đình giáo dục, bài trừ những loại sách có hại cho học sinh, gây lòng tin cẩn". Và thế là, các loại sách Hồng, sách Hoa mai, sách Tuổi xanh... lần lượt ra đời
(TRẦN HẢI YẾN)


Phúc bảo hai em:

- Tần và Quý ạ, giá bây giờ chúng mình tự nhiên có năm hào mà tiêu thì sướng lắm nhỉ. Còn mấy hôm nữa đã đến Tết, tao chi ước-ao mua được một cỗ tam cúc để chúng mình chơi tay ba với nhau.

Quý lắc đầu nói:

- Em chịu không dám chơi tam cúc đâu. Thấy bắt được, thầy mắng cho chết.

Phúc bĩu môi:

- Mày nhút nhát, lúc nào cũng sợ mắng sợ đòn.

Vậy mày định tiêu gì?

Ngẫm nghĩ một giây, Quý đáp:

- Em cũng chưa biết sẽ làm gì cả.

Trong ba người con ông Thịnh-Hưmg thì Quý là cậu bé dễ tính và ngoan-ngoãn nhất. Ấy cũng bởi cậu dễ tính mà nhiều khi đã bị Phúc dỗ gạt lấy tiền của cậu để tiêu riêng, Thật trái hẳn với Tần. Cậu bé này lúc nào cũng giữ bo bo lấy đồng xu như xẩm giữ gậy. Phúc vẫn gọi cậu là "ông hà-tiện" bởi vì chưa một lần nào cậu cho Phúc lấy một đồng xu. Và con lợn đất to của cậu giấu trong gầm tủ cũng đã đựng được lưng bụng toàn xu với hào. Nghe em đáp, Phúc cười chế nhạo:

- Mày thì còn biết làm gì nữa.

Nói xong, Phúc quay sang hỏi Tần:

Còn thằng Tần mày định tiêu gì?

Tần đáp chậm chạp:

- Em để dành.

Phúc nhại:

- Để dành?

- Vâng, em để dành.

Tần vừa nối dứt câu thì Phúc vỗ tay cười:

- A ha, "ông hà-tiện" để dành tiền để tậu bò, tậu trâu đấy Quý ạ.

Đã quen với tính hay chế nhạo của anh, Tần không lấy thế làm tức. Cậu nghĩ bụng: "Giá mình cho cậu ấy một xu thì cậu ấy lại nịnh mình ngay."

Giữa lúc ấy có tiếng gõ cửa. Ba cậu bé chưa kịp quay ra thì cửa đã tự nhiên mở rộng. Bên ngoài, một cơn gió lạnh ùa vào. Và trước ba đôi mắt ngạc nhiên một ông già kỳ-dị lững-thững chống gậy trúc bước vào phòng. Ông cụ đội mũ ni đỏ che lấp cả hại vành tai. Lông mày, lông mi và râu cằm cụ đều bạc phơ như sợi cước. Tấm áo cụ mắc trông mới lại càng khác hẳn những áo thường. Vừa chùng, vừa rộng, mầu đỏ gắt và có thêu hoa, thêu lá khắp thân áo.

Ông cụ đi lại chỗ ba anh em ngồi, đặt một túi vải nhỏ xuống bàn rồi cất tiếng hỏi:

- Ba em ngồi làm gì đấy?

Quý nhanh nhẹn đứng lên mời cụ ngồi và thưa:

- Thưa cụ, chúng con ngồi học ạ.

Ông cụ mỉm cười, hiền từ:

- A các em học. Vậy các em có muốn tiền tiêu Tết không?

Phúc không lưỡng-lự đáp ngay:

- Thưa có.

Ông cụ quay sang hỏi Tần và Quý:

- Còn hai em này?

Tần đáp:

- Thưa có.

Quý cúng đáp theo:

-.Thưa có.

Ông cụ gật đầu khen: "Tốt lắm" xong mở túi vải lấy tiền ra đếm cho mỗi cậu bé đúng năm hào. Lúc đưa tiền cho Phúc và Tần, cụ dặn:

- Hai em phải biết tiêu những đồng tiền này cho có ích mới được. Hễ tiêu bao giờ trong túi chỉ còn một xu thì mang đồng xu ấy ra chôn ở gốc cây táo trước cửa. Chôn sau ba ngày ra đào lên sẽ thấy có sự lạ.

Nói dứt lời cụ đã tưởng quay đi, song nghĩ thế nào cụ lại quay sang dặn Quý:

- Còn em thì ta để cho tùy ý muốn tiêu gì cũng được. Nhưng phải nhớ nhời ta dặn mà đem chôn đồng xu cụối cùng ra gốc cây táo ở trước cửa nhé.

Đoạn cụ lững thững chống gậy đi ra cửa. Cụ vừa ra khỏi, cửa tự nhiên đóng lại như cũ. Phúc chạy nhìn theo, thoáng chốc đã không thấy bóng cụ đâu nữa.

Ngoài đường vắng teo. Mua phùn bay phấp-phới.

Phúc quay vào bảo hai em:

- Lạ thật chúng mày ạ. Giữa lúc mình đang ước ao có tiền tiêu thì cụ ấy mang đến cho. Có lẽ cụ ấy đứng nấp ngoài cửa nghe trộm câu chuyện của chúng mình cũng nên.

Nói xong cậu đếm lại năm đồng hào bạc mới trắng tinh, rồi hớn-hở:

- Chúng mày ở nhà nhé. Tao đi mua cỗ tam cúc.

Quý vội vàng can anh:

- Anh đừng mua tam cúc, em không chơi đâu.

Phúc gạt đi:

- Mày không chơi thì tao chơi với thằng Tần hoặc thằng Bùi, thằng Quýnh, cần gì.

Quý vẫn không thôi can anh:

- Nhưng anh không nhớ cụ già dặn anh điều gì à ?

Phúc bỉu môi:

- Sao tao lai không nhớ. Cụ ây dặn phải tiêu cho có ích chứ gi?

- Vâng.

- Nhưng mày bảo thế nào là có ích?

- Em không biết, nhưng nếu anh mua tam cúc để đánh bạc thì không có ích đâu.

- Mày mặc kệ tao, tao có tiền tao tiêu.

Rồi Phúc bỏ hai em ngồi nhà, câu chạy một mạch ra phố. Tính cậu xưa nay hoang toàng, có tiên không tiêu không chịu nổi. Tiêu bất cứ thế nào, miễn là tiêu. Ông Thịnh-Hưng biết nết xấu của con nên rất ít khi ông cho tiền Phúc. Và đã bao lần ông khuyên răn Phúc mà cũng không được.

Phúc đi khỏi, Quý hỏi Tần:

- Còn tiền của anh, anh định tiêu gi?

- Tao bỏ ống.

Đáp thế rồi Tần đứng lên lấy lợn. Lúc Tần sắp bỏ tiền vào bụng con lợn đất, Quý chợt nhớ đến lời cụ già dặn, vội can anh:

- Nhưng cụ già dặn anh phải tiêu tiền cho có ích kia mà.

Tấn ngẩng nhìn em trả lời:

- Bỏ ống cũng là có ích chứ sao?

Quý ngập-ngừng hỏi lại:

- Nhưng ông cụ dặn anh tiêu chứ có dặn anh bỏ ống đâu.

- Tao không thích tiêu, bỏ ống để dành thú hơn.

Quý hỏi thêm:

- Vậy anh lấy đồng xu cụối cùng đâu mà chôn ở gốc cây táo?

Tần đáp:

- Tao để lại một xu.

Tuy vậy, lúc sắp bỏ tiền vào ống, cậu mới nghĩ ra là hiện chỉ có trong tay năm đồng hào bạc. Biết lấy đâu ra một xu bây giờ? Cậu bảo Quý:

Mày cho tao vay một xu, Quý nhé.

Tiền của anh để làm gì mà anh phải vay của tôi?

- Tiền tao bỏ őng.

- Thế bao giờ anh mới trả?

- Bao giờ tao có sẵn thì tạo trả.

- Cũng được, nhưng anh phải nhớ đấy, ba bốn lần trước anh cũng vay tiền của em để bỏ ống mà chẳng thấy anh trả em bao giờ.

Quý vừa nói dứt lời thì cậu nghe ngoài cửa có tiếng một người ăn mày kêu xin thảm-thiết. Cậu chạy ra xem. Một cảnh tượng rất thương tâm: một ông già gầy khô như que củi, mắt mù, chân què, đang sờ soạng bò lê trên mặt đất. Khắp người ông lão chỉ có một manh khố rách mà gió tháng chạp thì lạnh buốt đến xuơng. Động lòng trắc-ấn, Quý không suy tính, móc túi lấy tiền cho ông lão ăn mày một hào bạc.

Thấy vậy Tần vội giữ tay em lại, nói:

- Sao mày hoang thế? Cho ăn mày một hào bac, thà để cho tao bỏ ống còn hơn.

Quý không nghe anh, cứ nhất định cúi bỏ đồng hào vào bị của ông lão ăn mày với một câu nói ôn-tồn:

- Đây tôi biếu cụ.

Lúc quay vào, Tần mắng em:

Mày dại như con lợn ấy.

Quý ngẩng mặt hỏi:

- Tại sao anh mắng em?

- Tại mày dại chứ còn tại sao nữa. Có tiền thì để mà tiêu, mà ăn quà có sướng hơn không. Cho ăn mày thì được cái ích lợi gì?

Quý không biết cho tiền ăn mày thì được những ích lợi gì nên cậu chỉ đáp:

- Tại em thấy cụ ấy rét quá, khổ quá.

Tần làm mặt thạo đời dạy em:

- Thế ra mày chẳng biết cái gì cả. Tao thấy nói có người có vàng đem chôn mà vẫn còn làm ra bộ nghèo đói để đi ăn xin đấy.

Quý lắc đầu không tin:

- Anh nói dối. Người ta có đói rét khổ-sở người ta mới phải đi ăn mày, ăn xin như thế.

- Mày không tin tao thì thôi, nhưng từ giờ đừng có dại cho ăn mày một hào nữa nhé.

Nói xong, Tần vẫn còn ngẩn-ngơ tiếc đồng hfo trắng tinh của Quý.

Thấm thoát đã đến Tết. Khắp nơi pháo nổ nghe giòn và vui. Trên nhữmg ngọn nêu cao vút, tiếng chuông, tiếng khánh bằng đất cũng góp tiếng reo trước gió, mừng tạo-hóa vừa đón mùa xuân trở lai.

Mùa xuân của hoa lá, của đất trời, của mọi người, mọi vật. Tất cả đểu như cảm thấy hăng-hái, bồng-bột, trẻ tươi, hình như trong mạch máu, trong thớ thịt đều có ẩn một mùa xuân vộ hình mà xô đẩy.

Phúc, Tần và Quý, ba cậu con giai ông Thịnh-Hưng, cũng thấy vui sướng một cách khác thường, Phúc thì hả-hê được nhiều tiền mừng tuổi. Với những đồng hào đồng xu ấy cậu có thể đánh đáo, đánh tam cúc, hoặc mua pháo, mua tranh về dán khắp mặt tường. Trái lại, từ sáng đến chiều hôm mồng một Tết, Tần đã bỏ vào bụng lợn cả thẩy sáu hào của ông Thịnh-Hưng và cô, chú Tần cho. Cậu đỏ tía cả hai tay vì vui thích mỗi khi cầm con lợn nặng trĩu trên tay. Tiếng xu hào chạm nhau sủng-sėng bên trong đem lại cho Tần một cảm-giác rất khó tả. Cậu thấy trong lòng, nao nao, nửa muốn cười, nửa muốn khóc. Khóc hoặc cười đều bởi vui, vui quá.

Còn Quý cũng vui lắm. Cậu bé ngoan-ngoãn của chúng ta hôm nay trông mới dễ yêu làm sao. Cậu mặc áo nhiễu mới, quần lụa mới, đi giầy mới. Mắt cậu sáng tươi và thông minh. Đôi má hống-hào bu bẫm càng làm tăng vẻ ngây-thơ cho miệng cậu lúc nào cũng cười. Từ nhà trên xuống nhà dưới, từ nhà dưới lên nhà trên, gặp bất cứ ai: Tần, Phúc, ông Thinh-Hưng, bà Thịnh-Hưmg, bõ già, ông Vườn, gặp ai cậu cũng cười và bắt chước người lớn mà chúc:

- Năm mới chúc ông (hoặc anh, hoặc thầy..) được khỏe mạnh, phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái.

Cậu chúc mừng vui vẻ như thế không phải cốt đợi người ta mở hàng cho đâu. Bộ già, ông Vườn thi làm gì có tiền để mở hàng mà sao cậu cũng chúc? Vui thì chúc, chúc cho mọi người đều vui.

Sáng hôm mồng hai, lúc ở trên giuờng bước xuống đất, Quý chợt nhớ đến đồng xu mà cậu đã chôn ở gốc cây táo trước cửa nhà. Vừa đúng ba hôm rồi. Ông cụ già cho tiền anh em hôm ấy là ngày 25 tháng chạp mà mãi tới sáng hôm 29 Tết Quý mới tiêu hết, chỉ còn lại được ba xu.

Phải, ba xu. Bởi vì câu dè dặt để lai cho mình một và hai anh mỗi người vay một. Tần có năm hào thì đã bỏ ống cả ngay hôm ấy. Còn năm hào của Phúc, cậu này đem mua được một cỗ tam cúc và ăn quà hết ngay. Vì thế mà Phúc và Tần phải đợi Quý cho vay mới có tiền mang ra chôn ở gốc cây táo.

Sự thật thì Tấn và Phúc chẳng bao giờ chịu phí mang chôn tiền đi như thế. Thà để bỏ ống hoặc ăn quả còn hơn. Nhưng vì Quý hẹn có mang chôn cẩn-thận cậu mới cho vay nên hại anh đành phải nghe và đợi Quý tiêu hết để cùng chôn tiền một thể.

Về việc Quý tiêu năm đồng hào kia, Phúc và Tần đã được nhiều dịp chế em không tiếc lời. Đồng hào thứ nhất Quý cho ăn mày, đồng hào thứ hai Quý cho ăn mày, đồng hào thứ ba cậu lại cho ăn mày nốt. Ví thử sau đấy, có hai người ăn mày nữa tới xin ắt cậu cũng đã cho cả họ rồi. Tiếc thay không có ai! Hai hào còn lại, cậu mua được một quyển vở, một cái bút viết và ăn được một xu quà là vừa, còn ba xu vẻn-vẹn.

Phúc nói:

- Tao như mày thì tạo để tiền ăn quà cả cho sướng miệng, Quý ạ.

Tần cũng nói:

- Tao thì tao bỏ ống.

Phúc nói thêm:

- Thế mà thấy vẫn mắng tao là hoang phí đấy. Thằng Quý cho ăn mày hết những ba hào bạc thì thầy chẳng nói sao. Ô, mà nó mới lại ngốc-nghếch chưa. Sách vở, bút giấy thì việc gì đến nó mà nó cũng phải mua? Cứ để thầy bỏ tiền mua cho có hơn không?

Tần nói giọng xót-xa:

- Em thấy nó bỏ một hào vào bị thằng ăn mày trông mà buốt cả ruột.

- Ối dà, thằng ngu, thằng ngốc ấy, biết đến bao giờ cho nó mới biết quý đồng tiền? Rõ thật cùng bọn ăn mày, ngu ngốc mấy nhau có khác!

Thế là Phúc gán tiệt Quý vào bọn ăn mày. Cậu thêm:

- Chỉ có bọn ăn mày chúng nó mới biết thương nhau như vậy.

Những lời đay nghiến ấy làm cho Quý tủi thân suýt khóc. Cậu mếu máo trả lời:

- Em chẳng phải là đồ ăn mày. Em có tiền muốn làm gì kệ em.

Phúc bỉu môi:

- Kệ mày để mày phá của nhé. Anh em với nhau thì không cho, đem cho thằng ăn mày!

Quý cãi:

- Cho anh để anh ăn quà vô ích.

Lúc ba anh em hí-hoáy đào đất chôn đồng xu của mỗi người mỗi nơi, Phúc hỏi Quý:

- Tại sao mày cứ bắt tao phải chôn đồng xu này hở Quý?

Tại chúng mình đã hứa với cụ già.

- Ôi đã, hứa mà không làm thì đã sao chưa?

- Thầy bảo thế là xấu lắm.

Vậy sáng hôm mồng hai tết ở trên giường bước xuống đất, Quý vội vàng gọi hai anh bảo:

- Các anh ạ, đã được ba ngày rồi đấy.

Phúc ngạc nhiên hỏi:

- Ba ngày cái gì kia?

- Đồng xu chôn ở gốc cây táo ấy mà.

Tần vỗ tay reo:

- Ừ nhỉ, mày không nói thì suýt nữa tao quên. Để tao phải ra đào lên mang về bỏ ống mới được.

Dứt lời, ba anh em chạy ồ ra gốc cây táo. Sau một lát bới đất, Phúc và Tần cùng kêu:

-Ồ lạ quá, đồng xu của tao biến đi đâu rồi ấy.

Trong lúc ấy Quý cũng reo:

-Ồ lạ quá! Các anh ơi, lại đây mà xem.

Phúc và Tần mở tròn đôi mắt ngạc-nhiên khi thấy cũng nằm chung với đồng xu của Quý còn có hai đồng xu nữa và một cái túi vải nhỏ giống như cái túi vải của ông cụ già ngày hôm nào.

- Lạ thật! Các anh để em mở cái túi này ra xem.

Sau khi sợi giây buộc ở miệng túi đã được Quý cởi ra thì sự ngạc-nhiên của ba anh em lại lên tới độ cùng. Trong túi có 15 đồng hảo mới trắng tinh và một tờ giấy đỏ gập tư.

Quý mở giấy ra đọc:

"Em Quý ngoan-ngoãn và phúc-hậu,

"Đây ta gửi cho em 15 đồng hào mới nữa và cho phép em muốn tiêu gì thì tiêu. Khi tiêu hết chỉ còn một đống xu cụối cùng thì em lại nhớ mang ra chôn ở chỗ này, sau ba ngày đào lên, em sẽ lại có 15 đồng hào khác. Mười lăm đồng hào này đáng lẽ ta chia đều cho ba em như lần trước, nhưng vì ta sợ tủi cho đồng tiền không gặp được tay người chủ biết dùng chúng nó cho xứng đáng nên ta để cả cho em. Còn như đối với Phúc và Tần thì ta chỉ có một điều dặn rằng: từ đây hai em nên hết sức bắt chước em Quý mà cứ xử với những người nghèo đói. Nếu hai em không nghe ta, chứng nào vẫn tật ấy, thì ta sẽ có cách làm cho hai em chẳng bao giờ có lấy một đồng xu trong túi. Bởi vì tính hà tiện, keo bẩn của Tần cũng như tính hoang-toàng phí phạm của Phúc đều là những tính rất xấu mà không bao giờ ta có thể tha-thứ cho bất cứ một ai. Các em nhớ chưa?

Nhân tiện ta gửi trả em Quý hai đông xu mà em đã có lòng tốt cho hai anh mượn. Tuy nhiên ta cũng trách em đã giúp Phúc và Tần lừa dối ta mà em không biết. Lần sau em đừng có dại như thế nữa.

Thôi chào em Quý và chúc em gặp được nhiều dịp tốt để tiêu những đồng tiền này.

Ông già mặc áo đỏ" (1)

NIÊM LỘC

__________________
(1) Sau khi Đồng xu cụối cùng kết thúc, dạo ấy toà soạn còn khuyến khích bạn đọc nhỏ tuổi viết tiếp đoạn cụối: "Hành động của bộ ba này sẽ ra làm sao, sau khi xem bức thư của "ông già mặc áo đỏ"?

Giải thưởng cho bài viết hay nhất lên tới 100 đồng hào mới trắng tinh... (NXB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét