Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

ĐƯA CON ĐI HỌC

 




Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ - MỘT KIỆT TÁC CHO THIẾU NHI VÀ MỌI LỨA TUỔI

 


Phải nói công bằng rằng trước khi Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức quảng bá, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài thì tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài đã được các nhà văn nước ngoài tự phát dịch và giới thiệu, quảng bá ở nước họ. Hiếm có một nhà văn Việt Nam nào, mà ngay từ tác phẩm đầu tay đã thành danh và nổi tiếng như nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu kí được ông viết từ năm 17 tuổi, đã dịch ra 37 thứ tiếng và vẫn không ngừng được tái bản hàng năm ở trong nước và trên thế giới.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

ĐỒNG XU CUỐI CÙNG



"Ngày ấy, cách đây hơn nửa thế kỉ, băn khoăn trước cảnh trẻ em thiếu chữ, thiếu sách đọc, một nhóm nhà văn có sáng kiến viết cho các em những mẩu chuyện "có tính cách luân lí, hoặc lịch sử, hoặc khoa học" nhằm mục đích "giúp vào việc gia đình giáo dục, bài trừ những loại sách có hại cho học sinh, gây lòng tin cẩn". Và thế là, các loại sách Hồng, sách Hoa mai, sách Tuổi xanh... lần lượt ra đời
(TRẦN HẢI YẾN)

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

ĐỪNG XEM NHẸ VIỆC HƯỚNG DẪN CẢM THỤ VĂN CHƯƠNG CHO TRẺ EM





Chúng ta đều đã rõ, hiện nay văn hoá đọc giảm sút khá nhiều ở một số bộ phận bạn đọc, trong đó có trẻ em. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho lý luận, phê bình văn học trì trệ, nghèo nàn. Lý luận, phê bình văn học viết cho trẻ em không nằm ngoài hiện trạng đó. Vì vậy, hoạt động cảm thụ văn chương của trẻ em và việc hướng dẫn cảm thụ văn chương cho trẻ em cũng bị xem nhẹ.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

SINH ĐÔI

 


Sáng trong như mặt gương soi

Chính mình ở đó, chẳng người khác đâu

Mặt sạch thì muốn nhìn lâu

Mặt dơ chắc phải cúi mau chẳng nhìn 


Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

KHÁI NIỆM VĂN HÓA GIA ĐÌNH




1. Gia đình là một thực thể văn hóa

Có nhiều cách trả lời câu hỏi "Gia đình là gì?", tuỳ theo góc nhìn của mỗi môn khoa học nhân văn và xã hội (nhân học, dân tộc học, tâm lý học, tâm lý học xã hội..). Nhưng dù trả lời bằng cách nào, thì người ta cũng phải thừa nhận những thực tế xã hội (faits sociaux) này:


Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THƠ





Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm, đến một độ tuổi nào đó mới ra với đời, mới hòa nhập được vào cộng đồng xã hội.

Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình - gọi là văn hoá gia đình.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

TÌNH MẸ CON






Ngày xưa, ở một khu rừng kia có một đôi vợ chồng nghèo chỉ có một mụn con. Họ cần cù lương thiện làm lụng một nắng hai sương nuôi con, mong con khôn lớn. Chẳng may, đứa con lớn lên thì ngã bệnh nằm liệt. Bệnh mỗi ngày một nặng thêm. Nghe nói, ở vùng xa có một danh y tài đức, lo trị bệnh cứu người hơn làm giàu. Người cha liền lặn lội đi mời thầy thuốc về chữa bệnh cho con. 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

XIN LỖI QUY NHƠN





Còn lòng dạ nào để nhớ Quy Nhơn

Dù đang đứng bên đầm Thị Nại

Thư em cứ dặn đi dặn lại

Hai ba lần: “Anh nhớ nghe anh!”

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024