-
Mỗi lần đọc một tác phẩm văn học thiếu nhi Hàn Quốc giống như bóc một
lớp vỏ hành tây, sẽ là một lần khiến độc giả rung động vì những tầng
nghĩa sâu sắc. Đó là cách ví von thú vị của diễn giả trong buổi tọa đàm
“Văn học thiếu nhi Hàn, quen hay lạ?” diễn ra sáng 2/10 tại Trung tâm
Văn hóa Hàn Quốc (49 Nguyễn Du, Hà Nội).
Văn học thiếu nhi Hàn Quốc đến Việt Nam
sau những nền văn học nổi tiếng như Pháp, Anh, Mỹ, Nga, và khẳng định là
một dòng văn học đặc biệt. Các chủ đề chính trong tác phẩm thiếu nhi
nói chung thường là tình bạn, tình yêu, gia đình, thiên nhiên, động vật,
trường lớp… với ngôn ngữ giản dị, cốt truyện dễ hiểu và đơn nghĩa.
Nhưng với văn học thiếu nhi Hàn Quốc, mỗi câu chuyện là “một củ hành
tây” với nhiều tầng nghĩa, mang góc nhìn đa chiều và triết lý sâu sắc.
Kết thúc mỗi tác phẩm thường để lại cho độc giả phút giây lắng đọng, cảm
giác trầm buồn man mác và ẩn trong đó là câu chuyện mang đậm tính giáo
dục. Không ngần ngại đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội, khai
thác chủ đề gai góc, nhạy cảm như cái chết, nghịch cảnh, khó khăn… khiến
cho văn học thiếu nhi Hàn Quốc trở nên khác lạ.
Trả lời cho câu hỏi tại sao văn học Hàn Quốc có xu hướng này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, dịch giả một số tác phẩm văn học hiện đại Hàn Quốc: Cô gà mái xổng chuồng, Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi, Cá gai (sắp phát hành)... đã đưa ra hai nguyên do chính.
Khi nói đến Hàn Quốc, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong mỗi con người họ đều mang trong mình “HAN”, nghĩa là nỗi uất hận. Trong cuốn Giải mã Hàn Quốc sành điệu của Euny Hong, nhà văn đã kể lại những khó khăn trong lịch sử phát triển của đất nước nhỏ bé này. Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, liên tục phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, họ đã vươn lên, khẳng định sức mạnh, trở thành cường quốc có GDP đứng nhóm đầu thế giới. “HAN” trong con người họ là sự oán giận thực tại, oán giận chính bản thân mình, vì thế họ luôn cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực.
Trong câu chuyện Cô gà mái xổng chuồng của Hwang Sun-mi, Mầm Lá – cô gà mái công nghiệp có mơ ước được sống tự do, được ấp trứng và chăm sóc con của mình. Cô đã bất chấp cả tính mạng để đánh đổi lấy hạnh phúc, ngay cả khi đứa con của cô khi nở là một chú vịt con. Và khi kết thúc câu chuyện, độc giả nhận ra hạnh phúc là được thực hiện tâm nguyện, là sự cố gắng bứt phá khỏi lối sống nhàm chán, vô nghĩa, và cô đấu tranh để sống với lý tưởng của chính mình.
Trả lời cho câu hỏi tại sao văn học Hàn Quốc có xu hướng này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, dịch giả một số tác phẩm văn học hiện đại Hàn Quốc: Cô gà mái xổng chuồng, Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi, Cá gai (sắp phát hành)... đã đưa ra hai nguyên do chính.
Khi nói đến Hàn Quốc, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong mỗi con người họ đều mang trong mình “HAN”, nghĩa là nỗi uất hận. Trong cuốn Giải mã Hàn Quốc sành điệu của Euny Hong, nhà văn đã kể lại những khó khăn trong lịch sử phát triển của đất nước nhỏ bé này. Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, liên tục phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, họ đã vươn lên, khẳng định sức mạnh, trở thành cường quốc có GDP đứng nhóm đầu thế giới. “HAN” trong con người họ là sự oán giận thực tại, oán giận chính bản thân mình, vì thế họ luôn cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực.
Trong câu chuyện Cô gà mái xổng chuồng của Hwang Sun-mi, Mầm Lá – cô gà mái công nghiệp có mơ ước được sống tự do, được ấp trứng và chăm sóc con của mình. Cô đã bất chấp cả tính mạng để đánh đổi lấy hạnh phúc, ngay cả khi đứa con của cô khi nở là một chú vịt con. Và khi kết thúc câu chuyện, độc giả nhận ra hạnh phúc là được thực hiện tâm nguyện, là sự cố gắng bứt phá khỏi lối sống nhàm chán, vô nghĩa, và cô đấu tranh để sống với lý tưởng của chính mình.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ lý giải văn học Hàn
Quốc cũng như các nền văn học khác đều phản ánh thực tại, con người,
văn hóa – xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo, học hành thi cử và sự thay đổi
của các mối quan hệ trong gia đình là những chủ đề dễ bắt gặp trong văn
học thiếu nhi Hàn Quốc.
Tuy nhiên, không vì thế mà văn học thiếu nhi Hàn Quốc kém hấp dẫn. BTV Hà Linh cho rằng, ngôn ngữ giản dị, cách hành văn mộc mạc, các tình huống truyện thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt là cách vẽ tranh minh họa hài hước, tự nhiên đã thu hút độc giả.
Văn học hiện đại Hàn Quốc, đặc biệt là văn học thiếu nhi mới du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây, số lượng tác phẩm được dịch và xuất bản vẫn còn khiêm tốn nhưng phần lớn là những tác phẩm có giá trị và khẳng định được tên tuổi. Đây sẽ là bức tranh sống động về cuộc sống, con người xứ sở kim chi, giúp người đọc hiểu đất nước này ở một phương diện hoàn toàn khác chứ không chỉ là “làn sóng Hallyu”.
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã giới thiệu nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Cô gà mái xuổng chuồng, Phiếu bé hư, Cửa tiệm thời gian, Cá hồi, Cá gai, Cá voi đỉnh núi, Chó xanh lông dài… Đây cũng là số đầu tiên trong chuỗi chương trình Trò chuyện về văn học Hàn Quốc do Công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam thực hiện.
ĐÌNH PHƯƠNG
Tuy nhiên, không vì thế mà văn học thiếu nhi Hàn Quốc kém hấp dẫn. BTV Hà Linh cho rằng, ngôn ngữ giản dị, cách hành văn mộc mạc, các tình huống truyện thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt là cách vẽ tranh minh họa hài hước, tự nhiên đã thu hút độc giả.
Văn học hiện đại Hàn Quốc, đặc biệt là văn học thiếu nhi mới du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây, số lượng tác phẩm được dịch và xuất bản vẫn còn khiêm tốn nhưng phần lớn là những tác phẩm có giá trị và khẳng định được tên tuổi. Đây sẽ là bức tranh sống động về cuộc sống, con người xứ sở kim chi, giúp người đọc hiểu đất nước này ở một phương diện hoàn toàn khác chứ không chỉ là “làn sóng Hallyu”.
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã giới thiệu nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Cô gà mái xuổng chuồng, Phiếu bé hư, Cửa tiệm thời gian, Cá hồi, Cá gai, Cá voi đỉnh núi, Chó xanh lông dài… Đây cũng là số đầu tiên trong chuỗi chương trình Trò chuyện về văn học Hàn Quốc do Công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam thực hiện.
ĐÌNH PHƯƠNG
Nguồn: Vannghequandoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét