"Ở đâu cũng sung sướng, chỉ trừ ở đây, ở cái nơi mà chúng ta bị trói buộc. Người ta cấm tôi vào bếp, chỉ cho tôi ăn rặt những có úa rất đắng".
I.
Ở
một cái trại kia, có một chú Dê trẻ tuổi. Cái đuôi thì ngắn củn, râu ria thì xồm
xoàm gớm ghê. Trông vào cái mặt, chỉ thấy có chỏm mũi đen bóng nhoáng. Hai con
mắt le lé, một vẻ gian ác. Cái mõm lúc nào cũng nhai chệu chạo, như để đối với
cái đuôi hủn hoẳn một mẩu luôn luôn ngoe nguẩy.
Cứ
trông mắt, mõm của Dê như thế, thực rõ ra bộ điệu một anh chàng vừa xảo quyệt,
vừa tham lam. Nhưng không, chỉ đoán bề ngoài như vậy, thực là oan cho Dê. Chẳng
may Dê ta lại có cái mũi đen, cái mõm vọm vẹm, con mắt hạt mướp, chứ thực ra Dê
chỉ phải cái hơi tham ăn, nhưng lại rất lờ khờ, hiền lành. Nhưng mà Dê không tự
biết như vậy, cứ tưởng rằng ít ra ta cũng là một đứa khôn ngoan thế nào trong
cõi đời này. Từ khi mẹ sinh ra ở trong cái xó đựng cỏ cho Bò kia, Dê đã lớn lên
trong khung cảnh lặng lẽ của một nơi trang trại nằm ven một cánh rừng thưa. Dê
ăn cỏ ngoài bãi. Dê uống nước suối sau đồi. Ban ngày, Dê lang thang trên những
gò cỏ. Tối đến, Dê về nằm với mẹ ở trước cửa chuồng Bò.Đêm ngủ, chốc chốc chị
Bò trong chuồng ngứa móng, đập lộp cộp xuống đất. Dê lại giật mình, làu bàu chửi.
Chị Bò cũng sừng sộ chửi trả, những định chuyện xông ra đánh.
Nhưng
Dê không cần. Bởi vì đôi bên còn bị cách nhau mấy cái rõi cửa mà chiều nào anh
cu Xược cũng đem đóng chốt thực chặt. Tha hồ cho chị Bò đập chân lên cửa mà dọa
đánh. Dê thách chị đấy. Có uất lắm thì ộc máu ra mà chết. Dê vẫn điềm nhiên ngủ
bên cạnh cái tức sôi sung sục của chị ả Bò. Chị ả quyết róm cho cái tức sôi đến
sáng mai, lúc nào Xược ta tháo rõi chuồng, chị sẽ áp đảo cho mẹ con nhà Dê một
trận. Nhưng sáng mai, khi cái rõi nghiêng xuống, mẹ con nhà Dê đã tếch lên đồi
từ lúc nào. Dê đi suốt ngày.Sẩm tối, Dê trở về thì cái rõi đã đóng kĩ. Đôi bên,
chốc chốc lại cãi vả nhau. Ấy là Dê con khỏe ngủ, chứ Dê mẹ vốn ít ngủ, cứ xa xả
mắng nhiếc Bò cả đêm. Thực khổ cho Bò. Mẹ con nhà Dê thì lấy điều được chơi ác
trịch thượng với một kẻ lớn gấp mười mình là thú vị lắm. Chị Bò đành hậm hự
nuôi cái tức suốt tối ngày, không làm gì được, vì không thể gặp nổi mẹ con nhà
Dê ở đâu.
Một
buổi tối kia, Xược vào cửa chuồng Bò, trói mẹ Dê lại vác đi. Hôm sau, những con
gà nhốn nháo đồn rằng: cu Xược đã đem mẹ Dê đi chọc tiết làm thịt tươi. Từ hôm
đó, không thấy mẹ Dê trở về nữa.
Dê
không hề ngờ lại có “một buổi chiều mà mẹ con phải biệt nhau mãi mãi” như vậy. Rồi
Dê chợt hiểu người ta áp chế Dê nhiều quá. Có cái lí gì sao tự dung lại bắt
nghiến đi mà làm thịt như vậy. và Dê hỏi ra lại biết thêm rằng khi Dê còn nhỏ,
cu Xược vẫn vắt sữa mẹ Dê tranh phần ăn của Dê, Dê không được bú mẹ. Dê phải ăn
cỏ từ khi lọt lòng cho nên Dê mới gầy lòi khoeo chân ra thế này. Đó là câu chuyện
thương tâm lúc nhỏ Dê không biết. Bây giờ biết thì Dê căm giận không cùng. Và
Dê thực buồn. Dê đi lêu bêu trên đồi.
Buổi
chiều, Dê về ngủ khoèo. Nghe tiếng móng Bò đập lộp cộp, Dê động giấc, cũng
không them chửi, them trêu chọc gì. Buổi sớm, lại lử khử đi, cái mõm vục xuống
mặt đường. Dê buồn quá.
Độ
ấy đương mùa xuân. Nhưng chưa có mưa tới. Cỏ cây đã trút hết lá vàng lại cho
mùa đông năm cũ bây giờ cây đứng đợi nước trời, chưa thể trổ được một tấm lá nhỏ.
Các bụi tre không lá, trơ những cành rong như những bộ xương cá.Cánh đồng khát
nước, đất thì nẻ mà cỏ thì cằn. Gặm cái cỏ cằn, sao mà đắng mõm thế.Xung quanh
trại, có mấy khoảng ruộng rau, nhưng người ta đã cẩn thận rào từng ruộng rau
riêng của người ta.Dê cũng không cần, Dê cứ húc đầu chui qua bụi, chui vào vườn.
Có nhẽ cái anh Xược có mười mắt. Bởi vì mỗi lẫn Dê vừa mới thò được hai cái
chân trước xuống vệ luống rau diếp, Xược đã chạy đến, lôi tuột hai chân sau của
Dê ra và đẩy giúi, rồi đá tiếp cho Dê mấy đá vào bụng. Dê đau tưởng đứt ruột. Lại
cúi vục đầu, Dê lảng đi, giận và sầu tủi lạ.
Dê
buồn bã nằm lăn trên giữa đồi. Nhưng ngọn cỏ già thỉnh thoảng nhói vào bụng Dê
buốt như kim châm. Một vòm trời bang bạc mênh mông úp sụp xung quanh. Mà nào khắp
cánh rừng kia, nào khắp nơi trang trại này, cùng với Dê và cả ông Mặt Trời đỏ
gay nọ cũng bị nhốt vào cái vòm trời không có chân. Trời đất rộng rãi nhường
bao. Có lẽ nào trên đời có một nơi chỉ rặt những cỏ cằn, lá úa, những sự trói
buộc và những thằng Xược quái ác như ở đây. Tội gì giam thân mãi vào cái vòng
lao lung… Nhưng cẳng chân ta gầy loeo khoeo… Bụng ta lép kẹp, mà lưỡi ta đắng
như củ hoàng liên. Đứa nào đá ta ban nãy? Chao ôi, ai đã bắt mẹ của ta đi? Thôi
thôi, không thể nào mà còn nên ở lại đất này làm gì. Rồi một ngày kia, Xược
cũng đến ghét ta, Xược cũng đến giết mất ta mà thôi. Ta phải đi… Ta quyết phải
đi.
Ở
bên kia đồi, mặt trời hạ xuống, dáng nắng bừng lên vàng óng trên một thung lung
xanh mờ. ở chỗ ấy, cỏ hẳn tốt lắm. Cỏ hẳn xanh lắm.Ở đấy hẳn không có thằng Xược
độc địa. Ta phải đi ngay, đi ngay…
Trên
đường về trại, Dê tha thẩn bước, mõm nhai cái ý tưởng bỏ trại mà đi. Đêm nằm ngẫm
nghĩ thì thấy rằng thực không nên đi một mình. Khắp cái trại này, từ bọn gà nhỏ
bé cho đến chị ả Bò đáng ghét đầu to bằng cái thúng mà cũng phải sợ oai thằng
Xược. Thằng Xược là trùm sỏ. Nó muốn làm thịt ai cũng được.Ai cũng bị nó đánh,
mà ai cũng khổ vì nó. Tất cả đều bị mất hết cái tự do chỉ quẩn quanh trong bàn
tay thằng Xược. Vậy thì ta phải cổ động cho hết thảy anh chị em cùng bỏ trại mà
đi. Phải làm như thế mới được. Nhưng biết làm thế nào cho tất cả trại này đều
theo lời của Dê? Đó là một việc khó. Dê vốn là tay kém giao thiệp. Nhưng Dê bỗng
mừng quýnh: “À nghĩ ra rồi. Có một anh bạn thân, anh Ỉn. Ta sẽ cùng với Lợn Ỉn
bàn chuyện này và cùng đi với nhau”.
Rồi
Dê yên trí ngủ.Trong chuồng, chị Bò đập móng cộp cộp xuống đất, mà cũng thấy Dê
trở dậy cãi nhau lôi thôi như mọi khi. Dê ngủ một giấc trọn đêm.
II.
Dê
đi tìm Lợn Ỉn. Tìm Lợn Ỉn không khó, vì lúc nào Ỉn cũng nằm thảnh thơi trong
chuồng.Ở phía sau chai bếp, trong khoảng vườn con.Khó nhọc và khéo léo lắm, Dê
mới chui vào đến chuồng. Vì Dê nổi tiếng là taytham ăn, lúc nào mõm cũng nghếch
lên và gặp cái gì cũng vục đầu vào. Người ta vẫn cấm Dê la liếm vào bếp, vào vườn.Tuy
cấm, nhưng Dê vẫn lẻn trộm vào các chuồng được như thường.
Dê
và Ỉn là đôi bạn thân. Người ta bảo hai đứa ấy mà thân được với nhau chỉ vì
chúng giống tính nhau cùng ăn khỏe. Lợn nhai tồm tộp. Cho ăn thiếu, Ỉn ta rít ầm
ĩ vang cả nhà. Suốt ngày, Lợn nằm ưỡn.Lúc nào cũng kêu in ỉn. Bởi thế, mới có
tên là Ỉn. Có lúc Lợn kêu thảm thiết bồi hồi.Như là lúc nào cũng đói. Lúc nào
cũng them. Lúc nào cũng đòi ăn.
Chuồng
Lợn bốn chân cao lênh khênh.Xung quanh và dưới gầm rấp rong cẩn thận, chỉ hở một
lối thang lên xuống. Lợn ở có một mình. Lợn nằm, Lợn ì ạch đứng dậy, cái bụng
to như cái chum, xệ xuống sát mặt đất. Tấm lưng trĩu cong nặng quá, không thể
mang nổi bụng, sắp để tụt cái bụng nặng nề xuống đất.
Lợn
nghiêng tai. Bởi vì Lợn vừa nghe tiếng gì lạt xạt như tiếng người ra chuồng,
đem theo cả lon bèo. Lợn rin rít kêu. Nhưng nghé đầu ra, hai con mắt ti hí của
Lợn trông ngay thấy hai cái tai đen ve vẩy thò lên cầu thang. À, chú Dê.Lợn khệ
nệ bước lại cửa chuồng và nằm uỵch xuống.
-
Chào anh. Anh vào chơi có việc gì mà sớm thế?Trông mặt mũi anh phờ phạc lắm.Dù
sao thì u anh cũng mất rồi, chẳng nên buồn lắm nữa. Mà cần cố ăn uống cho khỏe,
rồi vào đây chơi với tôi luôn cho vui.
-
Không, tôi có buồn bã gì đâu. Nhưng trông tôi thế nào, mặt mũi hốc hác lắm ư?
-
Phải vì anh quá nghĩ đấy chứ gì? Chả nên thế.Chả bao giờ tôi nghĩ ngợi gì hết.
Cứ ăn no là khoái.
Dê
thở dài:
-
Nào có ai được ăn no cho cam. Anh ơi, anh có nhận thấy rằng ít lâu nay anh chỉ xơi toàn một giống
rong rêu rớt lèo tèo đắng xè cả lưỡi ấy không?
-
À, tại trời chưa mưa. Mưa xuống thì có bèo cái non ngay ấy mà.
-
Trong khi mà anh đang phải ăn rong khiến cho dạ dày cộm lên, long anh trổ dài
mãi ra và mình mẩy ngày một gầy hơn để đợi trời mưa thì ở nhiều nơi, ai nấy đều
sung sướng no đủ.
- Ở
đâu thế, hả anh?
- Ở
đâu cũng sung sướng, chỉ trừ ở đây, ở cái nơi mà chúng ta bị trói buộc. Người
ta cấm tôi vào bếp, chỉ cho tôi ăn rặt những có úa rất đắng. Giá có vào vườn vặt
trộm được độ một cây rau diếm thì liền đấy, cũng được tống ngay một cái đá vẹo
mạng mỡ, phải nôn luôn rau diếp ra.Tôi đã khổ thế, mà nghe chừng anh lại còn khổ
hơn tôi, biết không. Làm cái thân to lớn như anh mà người ta cho ăn cái gì thì
được cái ấy, suốt đời nhòm nhõm ngơ ngẩn ở trong cái chuồng hôi hám này.
-
Anh tưởng thế đấy… Tôi cũng có sự thoải mái của tôi chứ. Này tôi có thể cạy cái
cửa, có thể leo xuống thang rồi ra chơi tha thẩn trong sân. Những lúc cuồng cẳng,
tôi vẫn leo xuống đi thế luôn.
Dê
cười:
-
À cái đấy là thoải mái có hàng rào. Chao ôi, thì ra anh này bị giam hãm lâuquá
đến nỗi quên cả thế nào là nghĩa của hai chữ tự do rồi. Anh có biết tự do là thế
nào không? Là muốn ăn, muốn uống, muốn chơi, muốn nhảy, muốn làm thế nào thì
làm, không ai có thể ngăn cấm được.
- Ở
đâu mà sướng thế, hở anh?
- Ở
tất cả những chỗ nào không có thằng Xược.
Lợn
thở dài:
-
Thằng Xược, thằng trời đánh!
-
Anh có muốn chết không?
-
Anh này hỏi mới dở chứ?
-
A, thế là anh không muốn chết. Nhưng mà ở đây thì không thể thế được, thế nào
anh cũng sẽ chết. Thằng Xược là thằng con nhà Giời. Nó muốn chọc tiết anh lúc
nào cũng được. Anh cứ thử ngẫm mà xem: đã có bao nhiêu đời nhà anh bấy lâu với
anh ở trong cái chuồng u tối này, đều lần lượt bị thằng Xược với đồng bọn của
nó bắt đem đi giết thịt. Cái thân anh, cái thân tôi cũng chỉ là trứng để đầu đẵng
mà thôi.
-
Anh nói những điều ghê gớm quá!
-
Phải, ghê gớm lắm, nhưng nó lại là sự thực rõ như ban ngày, chúng ta cần biết.
-
Tôi lên cơn sốt run rẩy rồi đây này… Anh ơi, đừng nói mà tôi sinh ốm mất. Anh
hãy mách cho tôi hay ở đâu có bèo cái để ăn bây giờ?
-
Cũng không xa mấy. Ở bên kia trái đồi này thôi. Chiều hôm qua, tôi nhìn sang thấy
ánh nắng bừng trong cỏ lá xanh rờn, và nước ao đầm sáng loáng, hình như bên ấy
đương có mùa xuân.
-
Thèm nhỉ?
-
Việc gì phải thèm. Chúng ta sẽ sang đấy một cách dễ dàng.
-
Thực, hử anh?
-
Tôi vào đây hôm nay là chỉ vì việc ấy.
-
Việc đi tìm bèo ngon ấy à?
-
Phải. Ở đây cực trăm đường. Bị hành hạ. Bị khoán ăn. Lại còn cái chết lúc nào
cũng lượn quanh trên cổ. Không thể ở đây, chúng ta sẽ cùng đi với nhau.
-
Nhưng tôi không biết đường.
-
Đường ở cái cẳng chân mình ấy chứ đường ở đâu. Cứ đi, khắc biết.
-
Nhưng mà tôi sợ thằng Xược!
-
Ra khỏi đây thì có đến tám mươi thằng Xược. chúng ta vẫn chõ thẳng đuôi vào mặt
nó. Không những thế, tôi lại định cổ động tất cả trại này đều bỏ đi cho thằng
Xược trắng mắt ra một phen.
Lợn
reo:
-
Hay lắm! Hay lắm!
Bỗng
có tiếng rúc rich ở bên ngoài.Dê giật mình quay đầu ra. Có hai con chuột hớt hải
chạy vào. Thoáng nhìn, Dê cũng biết đấy là hai vợ chồng Chuột. Trông thấy Dê và
Lợn, chuột vợ chuột chồng cùng kêu rối rít:
-
Các ông cứu chúng tôi… Các ông cứu chúng tôi.
Dê
bảo:
-
Chạy núp vào sau chuồng kia.
Vợ
chồng Chuột vừa lủi ra sau chuồng lợn thì Mèo chạy xổ vào, trông thấy hút ngo ngoe
hai cái đuôi. Mèo đuổi. Nhưng Dê đã đứng ra chắn lối. Dê ngáng sừng, nghênh mắt
hỏi:
-
Sức mày có chịu nổi một sừng của tao không?
Mèo
dừng lại, ngơ ngác:
-
Ơ hay cái nhà anh này. Bận gì đến anh đấy?
-
Cũng bận gì đến nhà mày mà mày đuổi vợ chồng nhà Chuột?
-
Chúng nó cắn hại đồ đạc.
-
Đồ đạc của ai? Của mày đấy à?
Mèo
chưa kịp đáp, Lợn đã hùng hổ ló đầu trong chuồng ra, quát:
-
A thằng Mèo là đầy tớ thằng Xược. Phải làm thịt nó mà tế cờ trước khi chúng ta
ra đi.
Mèo
ngơ ngác:
-
Các anh định đánh tôi chắc?
Dê
nói:
-
Không những đánh, mà chúng ta lại còn chọc tiết mày nữa. Vì mày cũng như thằng
Xược, quân khốn nạn chỉ đi đè nén kẻ khác.
Mèo
liếc mắt nhìn lên sau chuồng lợn áng chừng vợ chuồng Chuột cũng đã chạy thoát mất
rồi. Mèo cáu lắm. Đồng thời, Mèo cũn chợt chột dạ vì thấy Dê vươn sừng lên và Lợn
cứ hằm hè những toan xô vào đánh Mèo. Mồi thì mất rồi mà mình thì mắc nghẽn
đây. Mèo lượng sức giỏi ra cũng rất có thể chỉ chống cự được vài hiệp loàng
xoàng. Bị Dê húc cho một sừng rồi Mèo nhảy tránh ba bước, có mà tài trời cũng
không aid đuổi nổi. Không sao. Nhưng Mèo thấy như bọn này có vẻ gì lạ. Hình như
chúng đương toan tính với nhau một việc gì. Mèo bèn giả vờ làm lành, khúm ním
chắp hai chân trước vái Dê và Lợn:
-
Lạy anh, lạy hai anh, hai anh tha tội cho em.
-
Từ giờ mày chừa bắt nạt nhà Chuột chưa?
-
Dạ, em chừa rồi.
Lợn
nói:
-
Tao gọi vợ chồng Chuột ra, mày phải cam đoan ngay trước mặt nghe không?
Suýt
nữa Mèo bật cười. Phải cố nhịn mới “vâng” được một tiếng đứng đắn. Bởi trong
khi ấy Lợn gào mãi chẳng thấy mống Chuột nào thò mõm ra.Chúng nó chạy mất vía rồi.
Dê bảo Mèo:
-
Từ giờ thì phải chưa, không được làm đầy tớ cho thằng Xược. Tao mà bắt được thì
tao hút chết ngay, không lôi thôi. Có trông hai cái sừng sắc như gươm của tao?
Mèo
khúm núm:
-
Không, em có làm đầy tớ cho thằng Xược bao giờ đâu. Nó đánh em luôn. Em đã thề
với ông Giăng rằm em với nó quyết sống chết không đội trời chung.
-
Thế à? Thế tại sao Chuột cắn đồ đạc của thằng Xược mà mày lại đuổi giết chúng
nó, bận gì đến mày?
-
Lúc nãy em cuốn quá, em nói dại ra như vậy, chứ có phải tại thế đâu. Nguyên là
tại thế này…
Mèo
ngập ngừng. Dê hỏi:
-
Tại sao?
-
Xin các anh đừng bắt em nói. Nói ra thì xấu em lắm.
-
Cứ nói tự nhiên. Tại sao mày lại giết vợ chồng nhà Chuột?
-
Tại… tại em đói.
Lợn
kêu ầm lên:
-
Mày đói à? Vì, nếu thế thì không phải lỗi ở mày. Khôn phải lỗi ở chúng ta. Đó
là cái tội ở thằng Xược. Nó phải chịu trách nhiệm về cái đói của chúng ta, của
tất cả loài trong trại này. Bởi vậy, phải phản kháng thằng Xược, phải cổ động
cho hết thảy ai nấy bỏ trại mà đi. Bắt đầu, chúng tao sẽ đi trước.
-
Ôi chao công việc của các anh làm cao xa và ý nghĩa lắm. Vậy chẳng hay các anh
định đi đâu?
-
Đi đến một chỗ nào mà sống sung sướng hơn chỗ này. Chúng ta không phải chỉ ở
trên đời để cho thằng Xược làm khổ.
-
Chẳng nói giấu gì hai anh, em đây cũng khổ lắm! Mỗi bữa Xược chỉ khoán cho em
ăn ngữ. Em đói quá, thành thử phải đi bắt Chuột mà em không nỡ. Em cũng không
muốn ở đây nữa. Các anh đi đâu, cho em đi theo với.
-
Thế thì hay lắm. Con số theo ta vậy là đã lên ba rồi. Ngày mai, chúng ta đi khắp
trại này, cổ động mọi anh chị em phản kháng thằng Xược, bằng một cuộc lên đường
đi hết.
Mèo
nói:
-
Em thiết tưởng các anh đừng vội lên làm rầm rĩ quá như vậy. Bởi vì ngày mai
chúng ta đi, cũng mới là đi tìm đến, chứ chưa chắc là đã có đất tốt. Vội rủ anh
em đi bây giờ, e đi mà không được như ý, lại lản tản quay về thì thất bại bà
nguy to. Chi bằng, chỉ anh em ta và một hai bạn nào nhiệt tâm khởi một cuộc đi
thử. Ví mà tìm được đất lành, lại trở về gọi anhem, bấy giờ mới đi cả bọn cũng
không phải là muộn.
Dê
khen:
-
Chú bé này nhỏ người mà trí to. Phải, ta nên đi thăm dò trước cho chắc chắn.
Mèo
hỏi:
-
Còn ai đi với các anh không?
-
Chỉ có hai chúng ta với mày nữa là ba.
-
Em xin giới thiệu với các anh một bạn của em.
-
Ai?
-
Gã Chó Mực
Dê
lắc đầu lia lịa:
-
Không được, chưa thể được. Chó là thủ túc của thằng Xược. Chúng ta đề phòng thằng
Xược thế nào thì cũng phải gờm thằng con nhà Mực kĩ lưỡng như thế. Tôi biết…
Mèo
vội ngắt lời:
-
Không, Mực cũng tốt, em quả quyết thế. Nhưng anh đã không muốn thì thôi. Vậy
bao giờ chúng ta đi.
Dê
và Lợn Ỉn đến chỗ hẹn trước nhất, từ lúc trời hãy còn tờ mờ sáng. Nơi ấy dưới gốc
bụi cúc tần bên góc trại. Chúng đứng đợi Mèo. Đợi mãi, sốt cả ruột cũng chưa thấy
Mèo tới. Chợt nghe tiếng lạt xạt trong bụi cây. Dê nghển nhòm ra rồi hốt hoảng
kéo Lợn nằm chúi xuống, thì thào:
-
Thằng Mực! Thằng Mực!
Một
lúc sau, không còn tiếng sột soạt, Dê và Lợn mới từ từ nhỏm dậy, thì Mèo vừa tới.
Dê quát:
-
Mày rủ thằng Chó đến đây săn bắt chúng tao đó hả?
Mèo
làm bộ ngơ ngác:
-
Không. Tôi ở trong nhà ra đây. Tôi xin báo để hai anh rõ thằng Xược đương bận
thổi cơm. Anh em ta cứ tự nhiên đi đi thôi.
-
Vậy thì phải rất nhanh, kẻo gã chó Mực có thể trông thấy chúng ta mà báo cho thằng
Xược biết.
Ba
đứa vội vã, tất tả bước. Chung quanh trại cây cỏ rậm rạp hoang dại. Chúng không
dám đi vào đường cái, cứ men theo những bãi cỏ trống và những lốt chân của bầy
cáo. Trong ba gã, chỉ có Dê là vẫn đi ra ngoài – ngày nào mà Dê không lang
thang ngao du trên những đồi cỏ. Dê thành thạo hơn cả. Dê bảo:
-
Chúng ta trèo lên đỉnh đồi kia. Ở đấy, chúng ta ngắm mặt trời. Bây giờ là buổi
sáng. Khi mặt trời xế xuống sau lưng ta thì ta cứ hướng về phái mặt trời sẽ lặn
buổi chiều thế nào cũng đến nơi. Chiều hôm nọ tôi đã trông thấy rồi.
Họ
lại ngoi ngóp bò đi. Dê dẫn đầu, chân cao và sừng nhọn rõ vẻ một tay hiên
ngang. Mèo và Lợn theo sau. Mèo bước thật nhẹ nhõm nhưng cái chân lủn củn chỉ
nhanh nhẹn được mỗi khi nhảy trong nhà, chứ không hợp với dặm đường dài, nên
trông hóa ra lù rù. Riêng Lợn thì coi bộ mặt nặng nề nhất. Mỗi bước, cái lưng
trĩu xuống, cái bụng thỗn thễn lắc lắc lư. Khuôn mặt to bè bè luôn luôn nhăn
nhó. Bốn chân ngắn củn, bước khó nhọc. Tuy vậy, rất hang, Lợn vẫn hăm hở bên cạnh
chú Mèo.
Tiếng
chân Dê lộc cộc bước theo. Mèo nhìn Lợn. Anh chàng đã phì phò thở dốc. Mèo vỗ đầu
gối, làm hiệu hỏi: đã mỏi hay chưa? Lợn lắc đầu hếch mõm gượng cười. Một lúc
sau, Lợn đã có vẻ ì ạch lắm.Mỗi bước, lại kêu in ỉn như là đương ở trong chuồng
đòi ăn. Dê say sưa với sự ra đi, không để ý đến anh bạn đường đương bở hơi tai
lóp ngóp bên cạnh. Mèo lại làm hiệu nhát hỏi Lợn. Lần này thì Lợn nhăn nhó gật
đầu. Mèo mới nói:
-
Anh Dê, chúng tôi mỏi lắm rồi.
Dê
ngoảnh cổ lại:
-
Mới đi có thế mà đã mỏi à? Các chú thực đồ cà mèng. Thôi, cứ cố, một lúc nữa tự
dung hết mỏi và nếu lại cố nữa thì có thể đi mãi mãi không bao giờ mỏi. Các chú
cứ thử mà xem. Ta gắng nào…
Và
Dê vừa đi vừa hát be be. Mèo và Ỉn lại gượng bước một lúc. Lợn kêu:
-
Anh Dê ơi, tôi mỏi quá.
-
Cứ cố mà.
Lợn
lại cố. Nhưng quả thực Lợn đã quá mỏi. Mồ hôi toát ra ướt đầm khắp mình. Được một
quãng Lợn lăn kềnh ra. Tuy không mỏi, nhưng Mèo cũng làm bộ lăn bên cạnh Lợn,
thở hổn hển:
-
Tôi không thể nào đi được nữa. Anh ơi! Anh cho tôi nghỉ ở chỗ này.
Dê
dừng lại. Bực mình, Dê gắt ra lệnh:
-
Chỗ này là giữa đường, không thể được. Các chú có trông thấy lùm lá xanh xanh
trước mặt kia không? Đó, đến đấy thì cùng nghỉ.
Lợn
lại phải ì ạch dậy. Cái lùm lá xanh xanh mà Dê vừa trỏ là một khu vườn con con,
xung quanh trồng chuối. Vừa rạch được qua một gốc chuối, Lợn lại lăn ra và kêu
rầm rầm:
-
Chao ôi, mệt quá, buồn ngủ quá.
Rồi
Lợn nhắm mắt, ngủ liền. Dê quỵ bốn chân, phục xuống nằm nghỉ bên cạnh. Mèo khôn
ngoan và sạch sẽ hơn, nằm lên mấy cái lá chuối kho. Trong bóng mát của những
tàu lá chuối, ba chàng nghỉ ngơi, Lợn đã ngáy khò khò. Dê bảo Mèo:
-
Chú Lợn chỉ được cái ngủ khỏe. Chú Mèo đã mỏi chân rồi chứ?
-
Thật thì chưa mùi mẽ gì.
-
Thế thì khá lắm. Ta thử trèo lên nóc cổng nhòm xem đi đã được xa chưa?
Dê
lom khom cho Mèo bước lên lưng mình, leo vào nóc cái cổng tán. Mèo đứng trên
nóc cổng, ngơ ngác nghển cổ:
-
Trại kia kìa, chưa đi được mấy. Tôi không thấy cả cái mái bếp. Tôi lại thấy cái
cửa chuồng bò là chỗ mọi khi anh vẫn nằm ngủ. Ôi, tôi lại trông rõ thằng Xược
đương nghênh ngáo trước bếp, tay cầm cái gậy. Hình như nó đương đi tìm chúng
ta.
Rồi
Mèo tụt ngay xuống. Dê bảo:
-
Ta đánh thức Lợn Ỉn dậy!
Ỉn
mắt nhắm mắt mở. Nghe Mèo nói lơ mơ đến tên “Xược… thằng Xược…” thì cuống cuồng,
rối rít. Nhưng vừa đứng dậy, Lợn đã méo mặt, khóc:
- Ối
giời ơi, tôi không thể đi.
-
Sao thế?
-
Tôi đói lắm.
Mèo
cũng sụt sịt:
- Ới,
anh Dê ơi, tôi cũng đói lắm. Có cho tôi ăn thì tôi mới đi được.
Dê
ngẫm nghĩ rồi đáp:
-
Đáng ra, các chú phải nhịn từ giờ đến chiều, để tập cho quen bụng quen dạ.
Mèo
nói:
-
Anh cho tập dần dần chứ nhịn ngay thì không thể được.
-
Được. Chúng ta cùng đi ăn.
Nói
cho nghiêm lệnh, nhưng Dê cũng đã đói và muốn ăn lắm. Dê ngước nhìn vào trong
vườn. Vườn chia làm nhiều luống. Luống trồng ngo đã lên lá xanh. Luống gieo đậu
vừa nảy mầm li ti. Lại có một luống rau diếp già sắp trổ hoa.
Dê
bảo:
-
Cái vườn này là vườn của thằng Xược đây. Chúng ta hãy cùng nhau vào phá vườn thằng
Xược cho hả giận.
Lợn
ngần ngại:
-
Nhưng mà tôi thấy thằng Bù Nhìn đứng kia kìa.
Dê
cười:
-
Chú mày mới khờ làm sao. Sợ gì thằng Bù Nhìn không có chân. Nó chỉ lêu nghêu đứng
một chỗ dọa chim, chứ làm gì nổi ta.
Cả
bọn từ từ vào vượn. Lão Bù Nhìn lêu đêu ngay bên cạnh cửa, khoác cái áo tơi rộng
lùng thùng. Mặt lão là một cái nồi đất vẽ vôi trắng, dưới là hai cái dây với hai
cành tre buộc lòng thong một túm lá mía khô. Hơi động một chút gió, hai tay lão
cũng lắc lư. Cả bọn chào lão, nhưng lão lạnh lùng không nói gì. Mèo bảo với anh
em:
-
Lão này điếc.
Cả
bọn nhìn lão, lão không có hai tai thật. Giữa khi ấy lão nói:
-
Tôi nghễnh ngãng đấy.
Dê
làm hiệu gặm một cái rau. Lão Bù Nhìn bảo:
-
Các chú cứ việc ăn. Tôi không đuổi các chú.Tôi chỉ đuổi chim thôi.
Thích
chí, Lợn hục mõm vào ngay luống rau. Tự nhiên, Mèo ôm mũi khóc hu hu. Hỏi mãi,
Mèo nói:
-
Các anh ăn mà tôi không được ăn… Hi hi…
-
Ai cấm chú?
-
Tôi không biết ăn rau, tôi không ăn được rau sống.
-
À, thế thì rầy rà đấy nhỉ?
Mèo
thổn thức:
-
Bây giờ anh Dê phải đưa em đi tìm xem ở đâu có cái ao cái lạch nào để em bắt lấy
con cá con tép. Ngày trước, em đã đi qua chỗ này một lần. Em nhớ hình như gần
đây có một cái lều. Không có thì anh đưa em đến đâu xem người ta có bỏ quên hạt
cơm, hạt ngô, em nhặt ăn nốt vậy.
-
Chú phải liệu thế nào, phải biết ăn xam chứ sau này rồi còn phải đi nhiều.
-
Em vẫn biết thế, nhưng cả họ nhà chúng em xưa nay chỉ ăn cá thịt. Rồi em cũng tập
ăn rau. Nhưng bữa nay thì anh phải đi đưa em đi tìm cá.
Dê
không muốn đi. Bởi vì nghe Lợn ngốn rau sốt ruột, sinh đói thêm. Dê tặc lưỡi:
-
Phiền quá, phiền quá. Ừ, thôi được. Nhưng, thế này: anh đưa chú đi tìm cá thì
vô ích mà thêm thiệt một độ đường. Chi bằng chú bé người, nhanh chân lại đã qua
đây rồi, chú chạy mà đi tìm một mình. Các anh ở đây ăn. Chú cũng đi tìm ăn. Lúc
nào anh ra rung nhờ cái hiệu cờ bù nhìn thì trông mà về. Phải đi ngay, kẻo thằng
Xược nó có thể sai thằng Chó đi đuổi chúng ta, nếu chúng ta còn loanh quanh ở
đây.
Dê
làm hiệu cho Bù Nhìn. Thấy Mèo cong đuôi chạy liền, Bù Nhìn reo hỏi:
-
A, đi đâu thế?
Một
lúc lâu, Dê và Lợn chén rau đã no kếch bèn ngồi dựa vào lưng nhau mà tóp tép
mõm nghỉ ngơi. Lợn lại muốn ngủ. Nhưng Dê không cho ngủ. Dê lên lắc tay Bù Nhìn
cho túm lá khô rung. Nhưng lâu lâu cũng không thấy Mèo về.Dê ra hiệu hỏi Bù
Nhìn, Bù Nhìn cao lênh khênh, lắc đầu. Bỗng Bù Nhìn hô:
-
Mèo về kia. Lại có cả Chó Mực đi cùng.
Dê
hỏi lại. Bù Nhìn đáp lia lịa:
- Ừ,
Mèo.Cả thằng Mực nữa, thật mà.
Dê
và Lợn cuống queo:
-
Thôi chết rồi. Nó dắt Chó đến bắt. Làm thế nào bây giờ?
Không
còn cách thoát ra được. Vì có độc một lối thì lại là lối Mèo và Chó đương đi
vào. Dê với Lợn cuống cuồng, không biết đứng đâu, chui đâu. May làm sao, Dê
trông thấy cái áo tơi rộng của Bù Nhìn đương bay phơ phất. Dê liền kéo Lợn trèo
lên chân Bù Nhìn rồi cùng chui núp dưới cánh áo tơi. Vừa hay, Chó Mực ngông
nghênh xộc vào. Chó nhớn nhác nhìn quanh vườn. Chó hỏi Bù Nhìn:
-
Có thấy thằng Dê, thằng Lợn đâu không?
Bù
Nhìn lắc đầu. Chẳng biết lắc đầu hay gió làm quay cái mặt nồi đất. Chó Mực ngẩn
ngơ một lát, rồi lẩm bẩm:
-
Quái, vẫn ngửi thấy hơi chúng nó mà. Được, ta về bảo ông Xược đi tróc cổ nhưng
quân này mới được.
Chó
chạy ra.Một lát sau, Mèo vào. Mèo ra hiệu hỏi Bù Nhìn:
-
Có biết Dê, Lợn Ỉn đi lối nào không?
Bù
Nhìn im lặng.
Bấy
giờ Dê và Lợn chui ra, túm lấy Mèo, đấm đánh túi bụi. Mèo la rầm trời. Buông
ra, Mèo đau quá, nằm quay xuống đất, khóc thảm thiết. Dê hỏi tội:
-
Mày dắt thằng Mực về phản chúng tao à?
-
Không… Hi… Hi…
-
Lão Bù Nhìn trông thấy mày đi với Chó, lại còn chối gì?
-
Không… không… Em ở ngoài suối về, đương đi thì em gặp nó. Hắn với em vốn quen
nhau đã lâu. Em hỏi, hắn bảo đi tìm các anh. Thấy thế nguy, em lùi lại, bây giờ
mới dám về, hỏi thăm Bù Nhìn để đi theo các anh… Em mà có lòng dạ nào thì…
Dê
bảo Lợn:
-
Chẳng hơi đâu mà đánh nó nữa. Chúng ta phải kíp kíp đi mau. Có thể, Chó về mách
thằng Xược. Mà trời có thể sắp tối.
Dê
bảo Lợn ra cửa vườn, lủi vào bãi cỏ. Trong khi Mèo choàng dậy khóc chạy theo:
-
Hai anh cho em theo với… Hai anh đừng bỏ em… Em không biết đường về… Cho em
theo với, hai anh ơi!...
III.
Trời
đã tối rồi. Không biết Dê và Lợn đã đi được những bao nhiêu độ đường, nhưng thực
ra cũng chỉ quang quẩn. Bởi các chú rà ẫm hết bụi rậm lại qua bãi cỏ. Chẳng biết
đã đi được xa hay hãy còn gần trại. Vừa đi, Dê và Lợn vừa làu bàu mắng chửi và
đuổi Mèo, Mèo lẽo đẽo đằng sau. Nhưng Mèo cứ khóc sướt mướt và dai dẳng theo.
Khi
trời đã tối thì ba gã tới một khu cây cối rập rạp như rừng. Lợn toan ngừng lại.
Nhưng Dê bắt đi nữa. Cực chẳng đã, Lợn
phải ì ạch bước. Trong bóng tối, ba cái bóng lủi thủi, bước thấp bước cao. Lợn
mỏi quá, nhất định nằm lăn ra. Bấy giờ Dê mới bảo:
- Ừ,
chúng ta nghỉ ở đây, ngủ đây.
Ngủ
thì đành rồi, nhưng cái khó khăn nhất là cả ba chú cùng lăn cả ra mà ngủ ư?
Không thể được. Như vậy thực nhiều nguy hiểm. Có thể có những ông Gấu, ông Hổ
mà Dê và Lợn hằng nghe tiếng đồn ở trong những khu rừng xa biết đâu chẳng tìm đến
để ăn thịt chúng. Đó là một nỗi sợ phòng xa. Nhưng cái điều đáng sợ gần nhất, ấy
là thằng Chó Mực và lão Xược. Đêm tối như thế này, có thể lắm, Xược lần mò tới.
Lúc ban ngày, hẳn là Chó Mực đã về mách rồi dắt thằng Xược đi tìm.
Vậy
thì không thể nào mà cả ba chú cùng ngủ được. Phải canh gác cẩn thận. Muốn gác
cho được chu đáo phải thay phiên nhau leo lên cây ngồi canh. Sẵn đây là rừng
cây, sự canh gác ở một chỗ cao như vậy dễ dàng lắm. Nhưng, trong bọn, ai là kẻo
biết trèo leo? Chỉ có mỗi một mình Mèo. Khi Dê và Lợn đem cái băn khoăn về việc
canh gác ra bàn thì Mèo sốt sắng ngay:
-
Việc ấy em xin cáng đáng. Em có tài trèo cây. Mà em lại quen thức đêm, em lại
cũng ngủ ngồi trên cây được, ngủ mở mắt cơ. Hai anh để em canh gác cho hai anh
ngủ. Đi cả ngày hôm nay, cũng đã mỏi
mệt lắm.
Kể
ra thì cũng đã mỏi lắm thực. Nhưng Dê không dám tin, Dê không hẳn tin được Mèo.
Bấy giờ chừng như đã khuya.Gió thổi đìu hiu. Cái gió mát và nhẹ của những đêm
cuối xuân. Những cây sồi cao, lá nhỏ reo lên, tiếng lá lách chách vui vui. Sát
mặt cỏ, những cây gồi cũng lên tiếng hát lạt xạt lạ tai. Ông Giăng đã lên cao
trên đỉnh đầu, tỏa ánh sáng lấp lánh trong chòm lá sồi. Xa xa, những ngọn đồi
chập chùng ưỡn lưng lên trên vòm trời xám, giát vài ánh sao lóng lánh. Ông
Giăng đêm mười sáu, tròn vành vạnh. Ông Giăng ông ấy đêm nào bao giờ cũng cười
một mình. Ông Giăng lại hát một mình ở trên cao nữa. Chợt Dê reo lên:
-
A, tao nghĩ ra rồi.
-
Anh nghĩ làm sao?
-
Chúng ta có thể yên trí ngủ yên ngoan, cả Mèo nữa. Chúng ta sẽ nhờ ông Giăng
canh đêm cho chúng ta ngủ.
Lợn
Ỉn cũng reo lên cho cái kế ấy là hay. Chỉ có Mèo im lặng, khó hiểu.Dê mới cất
tiếng gọi ông Giăng. Bởi vì ông Giăng vốn tính lơ đễnh lúc nào cũng mơ màng. Gọi
mấy tiếng ông Giăng mới thưa và Giăng mỉm cười với ba chú nhấp nhô trên mặt đất
đương hóng lên.
-
Ông Giăng ơi, ông canh giấc ngủ cho chúng tôi nhé.
-
Chúng bay đi đâu?
-
Chúng tôi đi ngủ mà.
Ông
Giăng cười khành khạch:
-
Chúng bay đi ngủ thì cứ ngủ, lại bắt ta canh gác? Dễ nghe nhỉ?Ừ, thôi, ngủ đi,
ta canh cho.
Dưới
gốc cây, ba anh chàng gối đầu lên nhau nằm một lúc đã ngáy rất đỗi ngon lành. Lợn
Ỉn nằm trong cùng, khò khò to hơn cả. Trước khi ngủ, Dê nghĩ bụng: “Ta phải ngủ
thính giấc, ngủ một mắt thôi”. Nhưng đến lúc tiếng ngáy phì phò lên thì ví thử
ai có khênh Dê mà vứt xuống suối, Dê cũng không biết!
Mèo
không ngủ. Hay nói rằng xưa này Mèo ít ngủ, đêm tối chỉ đi lần mò thì đúng hơn.
Nằm lơ mơ một lúc thật lâu. Rồi Mèo rón rén bò dậy, lặng lẽ ra khỏi gốc cây. Rồi
Mèo nhảy thoắt một cái. Trong ánh trăng, loáng một cái Mèo đã biến mất.
Một
lúc sau Mèo đi khỏi, ông Giăng trông đằng xa mới thấy bóng. Ông Giăng hét gọi bọn
Dê và Lợn. Nhưng Dê và Lợn ngủ kĩ quá, gọi mãi mới ú ớ thưa. Đến lúc nghe thủng
chuyện, Dê và Lợn đều kêu rầm lên:
-
Chết, chết, quân phản bạn. Nó chạy về gọi thằng Xược rồi.
Ánh
trăng giãi trắng cánh đồng và khoảng rừng thưa. Đêm vắng, không nghe một tiếng
động nhỏ. Nỗi sợ càng rung rợn, bao la. Dê và Lợn cứ nằm co, ôm lấy nhau không
tài nào chợp mắt được nữa. Hơi một tiếng động nhỏ cũng giật mình. Cơn khủng khiếp
kéo dài cho tới tang tảng rồi sáng hẳn.
Dê
và Lợn đi ngay, không nấn ná trì hoãn nữa. Nhưng vừa lúc ấy, Mèo lù lù về. Dê
chưa kịp hỏi, Mèo đã lẻo bẻo:
-
Các anh ạ, em phải lần đi kiếm cái ăn trước. Không để sáng ngày ra, đói không
đi kịp cùng các anh. Vì em vốn tính khảnh mà khó ăn, như các anh đã biết đấy. Bây
giờ em no rồi. Em bắt được con cá thiểu, em ăn ngon ngỏn ngòn ngon.
Lợn
Ỉn đáp:
-
Chú nói làm gì cho tôi chết thèm! Ôi chao ôi, tôi đương đói quá đây…
Rồi
Lợn cứ ngáp ngắn ngáp dài, nghiêng tai vẹo cổ. Sau cùng, Lợn nằm phục xuống:
-
Tôi nhớ quá.
-
Chú nhớ gì?
-
Tôi nhớ cái luống ra diếp ở vườn lão Bù Nhìn. Rau diếp sao mà mềm mà mát ruột
thế. Hay là ta trở lại chỗ ấy chén nốt đi. Anh Dê có thích rau diếp không?
Dê
gắt:
-
Không lùi bước nữa. Chúng ta chỉ có một con đường là đi nữa, đi cho đến bao giờ
tìm được nơi đem lại sự sung sướng đầy đủ.
-
Nhưng ít ra anh cũng phải cho tôi no bụng thì tôi mới đi được chứ?
-
Hãy đi khỏi nơi này cho nhanh đã. Chốc nữa cũng tìm ăn nhân thế.
Lợn
Ỉn rầu rĩ, thong thả bước. Ba đứa lặng lẽ đi. Ánh mặt trời buổi sớm duyên dáng
mỏng manh rờn trên vòm lá.
Cả
bọn vừa khuất khỏi rặng cây một lát, trong cánh rừng thưa bỗng vang lên tiếng
kêu be be, tiếng rít eng éc. Cùng tiếng chó sủa loạn xạ. “Ối…nó bắt tôi… Bắt lấy
nó …. nó bắt tôi… Bắt lấy… nó”.
IV.
Dê
và Lợn lại bị điệu về trại. Cái bọn đi tróc nã các chú Dê và Lợn láu lỉnh kia,
cố nhiên là bọn lão Xược với thằng Mực dắt đất và thằng Mèo cò mồi nội ứng. Lợn bị trói gô bốn cẳng, khiêng về. Dê thì bị
người ta buộc tròng thừng quanh cổ, dong đi. Về đến trại, Lợn lại bị tống vào nằm
co trong chuồng và Dê thì bị lôi vào ở lẫn với Bò, chứ không cho được ngủ ngoài
cửa chuồng như trước.
Tuy
vậy, mấy hôm sau, Dê cũng lẩn được vào chơi với Lợn Ỉn. Hai gã chầu mõm vào
nhau, thủ thỉ:
-
Nhớ cái rau diếp vườn Bù Nhìn nhỉ?
-
Tôi nhớ ông Giăng…
-
Tôi thì tôi vẫn muốn đi, lúc nào cũng muốn đi. Nếu có dịp, tôi và anh lại đi. Lần
này, phải khéo léo hơn, không thể để có trong bọn cái thằng Mèo phản bội. Và ta
sẽ cổ động cả trại bỏ trại mà đi. Không thể nằm chết uổng mạng trong cái tù
túng thế này. Ừ, rau diếp xanh eo éo thì ngon thực.
Rồi
cũng lặng im, hai đứa ra chiều nghĩ ngợi.
hayyyy
Trả lờiXóaHayyy nhưng mà dài đọc ko hết
XóaDài ghê lun á
Xóahay
Trả lờiXóaHay quá nhưng hơn dài
Trả lờiXóahay phết, nhưng dài quá, mà cũng kệ
Trả lờiXóaHay quá đi thôi
Trả lờiXóa