Hôm rồi, mình qua Nhơn Lý chơi, nhìn thấy cây gai bàn chải là nhớ ngay đến câu chuyện "giai thoại" dưới đây do bác Vũ Ngọc An (Hội VHNT BĐ) kể...
Gai bàn chải có nơi còn gọi là gai lưỡi hùm, gai lưỡi long, gai nhọn mọc chùm cả hai mặt, mình nước bỏ đâu
mọc đó, gai châm xóc vào da thịt nhức nhôi không chịu được. Nhưng gai không độc
kỵ vôi, lấy bột vôi hòa nước xoa ngay sau kim lấy gai ra.
Làng rào gai bao bọc xung quang phòng trộm cướp, gai mọc thành bụi, thành
lùm cao quá đầu người.
Truyền rằng thời trước dân cư thưa thớt, nhà cách nhà hàng rào
gai. Ngày mùa đàn ông đi biển trong làng chỉ còn ông già bà già, phụ nữ và trẻ
con...
Hôm nọ có ghe buôn vào bến đậu, lên bờ mua thực phẩm và lấy nước, thấy
làng vắng tanh không có đàn ông, chỉ đàn bà con gái buôn bán quán đổi chác.
Mấy tay máu dê lên bờ rượt bắt chị em làm ẩu, bị dân làng dùng gậy rượt
đuổi, bí thế nhảy ào vào lùm gai bàn chải, bị gai đâm không ra được.
Chủ ghe phải một phen mâm trà hũ rượu lạy lục làng
xin lỗi bà con tha cho thằng em út dại khờ. Nhờ sự chân thành của người anh em
ghe bầu các cụ động lòng tha thứ, cho người phát bụi gai dìu ra khỏi lùm, một
bà cụ cho cục vôi ăn trầu dặn khuấy nước vôi phết trắng cả mình mẩy, khi da
bung mủ thì gai lòi ra.
Từ đó về sâu, xóm nào cũng trồng gai lưỡi long bàn chải, trồng nhiều quá
thành đâm hại, gai rụng đầy đường, đi đâu cũng đạp gai, cũng bị gai đâm. Thời
đó chân đạp đất mặt nhìn trời đâu có
giày
dép.
Năm Minh Mạng thứ 20 (1839) chia làng tách ấp Hưng Lương'- Xương Lý,
người yêu trách móc sao không thấy qua, anh tế nhị trả lời:
Thương em anh cũng muốn sang
Ngại truông cát nóng đường làng nhiều gai.
Nguồn: Văn hóa vùng Bãi Ngang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét