Bài này đăng lần đầu trên phongdiep.net, là một phần trong chương IV luận án Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại. Tác giả đang rất phiền lòng vì mấy năm nay, luận án này đã bị nhiều trang mạng rao bán kiếm tiền vô tội vạ. Không rõ ai đã cung cấp file toàn văn luận án cho họ...
1. Nối dài sự phát triển của truyện đồng thoại dân gian
Trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc đều có sự tồn tại của bộ phận truyện kể về loài vật, được gọi là truyện cổ tích loài vật. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian không lập mảng truyện này thành một thể loại riêng mà xem nó là một tiểu loại của truyện cổ tích.
Theo nhận định chung, mảng truyện cổ tích loài vật được hình thành từ rất sớm. Ban đầu, nó được dành chung cho tất cả mọi người. Nhưng về sau, khi nhân loại đã đi qua thời thơ ấu, trình độ hiểu biết được nâng lên thì những câu chuyện kể về loài vật như vậy không còn hấp dẫn nữa. Nó chỉ còn thích hợp với trẻ em, vẫn được trẻ em yêu thích. Chính từ những câu chuyện giản đơn mà hấp dẫn đó, trẻ em tìm được con đường đi tới hiểu biết về thế giới loài vật xung quanh mình. Với đặc điểm về nghệ thuật (nhân cách hóa loài vật) và đối tượng tiếp nhận (trẻ em), truyện cổ tích loài vật hoàn toàn xứng đáng là truyện đồng thoại dân gian.
Như vậy, truyện đồng thoại dân gian là một hình thức truyện kể dân gian lấy con vật làm đối tượng phản ánh để nhận thức những đặc điểm tự nhiên của chúng trong quan hệ xã hội – thẩm mĩ với con người. Nó là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân, là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em ở mọi thời đại.
“Ở nước ta – nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu viết – bộ phận truyện cổ tích loài vật không được sưu tầm ghi chép sớm nên bị mất mát nhiều và nhiều truyện còn lại đã ít nhiều bị ngụ ngôn hóa hoặc pha trộn với truyện thần thoại”[1]. Thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu và sáng tác nhiều suy nghĩ về việc khai thác và phát huy những giá trị của truyện cổ tích loài vật này, đưa chúng đến với trẻ em thời hiện đại. Nếu như các nhà nghiên cứu dành tâm sức cho việc sưu tầm, chỉnh lí những sáng tác dân gian đó thì nhiều nhà văn trên cơ sở đồng thoại dân gian (thi pháp, cốt truyện) đã tiến hành sáng tác nên những thiên đồng thoại mới. Việc làm này có ý nghĩa to lớn, không chỉ tạo nên những tác phẩm truyện đồng thoại hiện đại mà còn góp phần nối dài sự phát triển của truyện đồng thoại dân gian, khiến cho thể loại ngày càng trở nên hoàn chỉnh và có địa vị quan trọng trong nền văn học.
Sẽ càng ý nghĩa hơn nếu chúng ta nhìn lại mười thế kỉ văn học trung đại thấy vắng bóng những sáng tác tương tự dành cho thiếu nhi.
Vậy nên, trong nền văn học dân tộc, truyện đồng thoại hiện đại tự thân đã có ý nghĩa là một đóng góp vào việc duy trì và phát triển một thể loại đã có, đã bị bỏ qua trong suốt một thời gian dài. Từ thực tiễn sáng tác và thành tựu của thể loại, chúng ta có thể nói gì về truyện đồng thoại trên tư cách một sản phẩm hiện đại?
Về mặt hình thức, truyện đồng thoại hiện đại được tạo ra bằng hai cách, hoặc viết lại, hoặc viết mới. Ví dụ, khi sáng tác truyện Bài học tốt, Võ Quảng đã dựa vào cốt truyện dân gian Sự tích vết rạn trên mai rùa; hay truyện Con Cóc là cậu ông Giời của Nguyễn Huy Tưởng có liên quan đến truyện Cóc kiện trời... Trong trường hợp này, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc thi pháp thể loại, nhà văn còn dựa vào một cốt truyện dân gian có sẵn, thường là cốt truyện hay, rồi viết thành tác phẩm mới. Cách này, chúng ta gọi là viết lại. Khác với hình thức viết lại, viết mới đòi hỏi nhà văn phải tự mình nghĩ ra cốt truyện và dĩ nhiên, không bị quy định bởi một sáng tác dân gian cụ thể nào. Thực tế cho thấy, truyện đồng thoại hiện đại chủ yếu được sáng tác theo hình thức sau. Với hình thức đó, người viết có điều kiện hơn để phô diễn tài năng sáng tạo, tạo bước tiến mới cho truyện đồng thoại, đáp ứng yêu cầu chung của thời đại văn học mới.
Hệ quả là, truyện đồng thoại hiện đại không tự bó hẹp trong nội dung giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật. Những truyện như vậy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại hướng tới thể hiện nhiều nội dung, cảm hứng khác nhau. Những nội dung như vậy, chúng ta đã có dịp đề cập ở chương 2, ở đây chỉ xin nhắc lại một cách khái quát: đời sống sinh hoạt, học tập của trẻ em; đời sống lao động, chiến đấu của người lớn; chuyện khoa học và những điều kì diệu trong thế giới tự nhiên... Có thể nói, trong truyện đồng thoại hiện đại, lượng thông tin rất đa dạng, phong phú. Đó là kết quả từ sự nỗ lực của các nhà văn trong việc kiên trì mở rộng chức năng phản ánh của thể loại, gắn thể loại với các đề tài tưởng chừng xa lạ như chiến đấu, lao động, khoa học...
Đi sâu vào nội dung và nghệ thuật tác phẩm, chúng ta nhận ra nhiều nét mới mẻ, hiện đại của thể loại này. Trước hết, thế giới loài vật được đặt trong quan hệ với cuộc sống của con người hiện đại. Từ góc nhìn thế giới loài vật này, ngay cả những tác phẩm mượn truyện xưa tích cũ để kể lại cho trẻ em nghe, nhưng bản chất của câu chuyện không còn là cái quá khứ xa xăm nữa mà rất gần gũi với hiện tại. Ở phần truyện, ngoài cái bản chất người phổ quát, nhà văn còn gửi gắm vào tác phẩm một vài vấn đề thời sự của chính cuộc sống hôm nay. Như truyện Lại chuyện Rùa và Thỏ của Trần Thanh Địch, chúng ta thấy ở đó hiển hiện cuộc sống của con người hiện đại. Cuộc thi chạy của Thỏ và Rùa được tổ chức theo quy cách một cuộc thi tài: có nội quy, có trọng tài, giám sát và không thiếu đám đông khán giả cổ vũ; rồi bác Cột Ki-lô-mét xướng kết quả qua micrô, chim Cắt chiếu lại đoạn phim quay chậm để xác minh lần nữa kết quả cuộc thi... Viết lại một câu chuyện đã quá quen thuộc, tác giả Trần Thanh Địch vẫn nêu được bài học mới cho các độc giả của mình. Bài học đó nằm ngay trong lời bình luận sau đây của Chim Cắt: “Theo tôi nghĩ, hợm hĩnh sẽ đưa đến sợ hãi. Sợ hãi nên mới phải nhìn lui. Nhìn lui, nên mới thua cuộc. Hãy rút kinh nghiệm lần nữa...”. Thỏ đã khắc phục được bệnh chủ quan, và lẽ ra đã trở thành người chiến thắng nếu như lúc sắp đến đích, nó không quay đầu nhìn lại, “để cho Rùa vươn đầu lên trước một nửa cổ”. Phải chăng, qua truyện này, nhà văn muốn nói với các em: con người ta vốn có nhiều nhược điểm, vì vậy sẽ phải rút kinh nghiệm nhiều lần trong cuộc đời...
Nét mới mẻ của truyện đồng thoại hiện đại còn thể hiện ở việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại hiện đại thường được nhà văn gán cho những đường nét tính cách, tâm hồn trẻ em. Vì vậy, nhân vật loài vật hiện ra trong tác phẩm đồng không đơn thuần chỉ để tái hiện mặt tự nhiên của chính nó, mà còn là hình tượng ẩn dụ về trẻ em trong cuộc sống hôm nay. Đây là một trong những lí do làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại. Khi tiếp xúc với các nhân vật, các em dễ nhận ra bóng dáng cuộc sống của mình, của bạn bè mình được thể hiện trong đó.
Do phương thức truyền miệng nên truyện kể dân gian bị hạn chế khá nhiều trong nghệ thuật thể hiện. Truyện đồng thoại hiện đại đã tìm được cho mình lối ra bằng việc giãn nở cốt truyện, lấy các yếu tố ngoài cốt truyện làm hứng thú thể hiện. Theo đó, các phương diện thiên nhiên, nhân vật được chú ý miêu tả, ngôn ngữ được phong cách hóa. Nhân vật của truyện dân gian chủ yếu loại hình hóa qua các biến cố trong cốt truyện. Cả ngoại hình lẫn nội tâm hoặc giản lược, hoặc không có. Nhân vật vì thế trở nên trừu tượng, phiếm chỉ. Truyện đồng thoại đã bổ khuyết vào cái khoảng trống đó làm cho câu chuyện sinh động hơn, cụ thể hơn và cũng ấn tượng hơn. Chẳng hạn, chỉ mấy nét phác họa về dáng vẻ và suy nghĩ của Cóc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm cho câu chuyện trở nên mới mẻ, sinh động hẳn: “Cóc ngồi xổm trong hang con, cái miệng rộng há ra, cổ họng khan như cháy bỏng. Cóc biết cây cỏ, chim chóc, muông thú chết gần hết rồi. Nhìn ra ngoài hang, chỉ thấy giời mênh mông bao la đỏ chói. Cóc mở to đôi mắt lồi nhìn trừng trừng lên giời, miệng rộng nghiến lại. Cóc giận Giời lắm...”. Chính sự kết hợp nhịp nhàng giữa ngoại hình và tính cách như vậy đã làm cho nhân vật truyện đồng thoại hiện đại mất dần tính chất loại hình và có khả năng chuyển hóa thành nhân vật cá tính.
Ngôn ngữ truyện đồng thoại hiện đại là ngôn ngữ được phong cách hóa, mang dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Ngôn ngữ Tô Hoài góc cạnh, đầy bất ngờ; ngôn ngữ Võ Quảng tươi vui mà thâm trầm, triết lí; Trần Hoài Dương mượt mà, bay bổng... Mỗi người, một vẻ nhưng tất cả đều cho thấy, ngôn từ truyện đồng thoại hiện đại mang vẻ đẹp dụng công của người nghệ sĩ. Nhiều biện pháp nhân hóa, so sánh... được huy động, tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu chất thơ.
Như vậy, một thể loại truyện kể dân gian đã được các nhà văn thời hiện đại dành nhiều tâm sức khiến cho nó, một loại hình văn chương mà trẻ em vô cùng yêu thích, đã ngày càng trở nên hoàn chỉnh, tăng thêm sự thích ứng đối với nhu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống, nhu cầu giáo dục trẻ em, và có những cống hiến đối với sự phát triển của nền văn học nước nhà.
2. Đáp ứng nhu cầu của một lớp công chúng đặc biệt
Quy luật văn chương thường là, một tác phẩm hay thường chung cho nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặt khác, một sáng tác viết cho người lớn có thể khó đọc đối với thiếu nhi, nhưng một tác phẩm viết cho các em thì hoàn toàn ngược lại. Theo đó, bàn về công chúng của truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại, chúng ta không ngần ngại mà trả lời rằng, đó là thiếu nhi và người lớn. Xét một cách toàn diện là vậy, nhưng cần phải nhấn mạnh ở đây, công chúng chủ yếu của truyện đồng thoại là các em, nhất là các em ở lứa tuổi nhi đồng. Bản thân tên gọi của thể loại đã cho chúng ta thấy rõ điều đó: đồng = trẻ em (nhi đồng), thoại = truyện/chuyện -> đồng thoại: truyện cho trẻ em.
Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn đã cho rằng, viết cho con trẻ cách dễ nhất là soi mình vào mắt trẻ thơ. Từ đó, một thế giới lung linh sắc màu hiện lên. Đó là những câu chuyện đồng thoại, là trẻ con có thể trò chuyện với loài vật – một khả năng mà hầu hết người lớn đều đã đánh mất, là loài vật nói chuyện với nhau. Từ đó, các em có thể học chính ngay từ bạn bè và những thứ xung quanh mình. Học để lớn lên mỗi ngày cho tâm hồn được tưới tắm trong những yêu thương, chăm sóc.
Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn đã cho rằng, viết cho con trẻ cách dễ nhất là soi mình vào mắt trẻ thơ. Từ đó, một thế giới lung linh sắc màu hiện lên. Đó là những câu chuyện đồng thoại, là trẻ con có thể trò chuyện với loài vật – một khả năng mà hầu hết người lớn đều đã đánh mất, là loài vật nói chuyện với nhau. Từ đó, các em có thể học chính ngay từ bạn bè và những thứ xung quanh mình. Học để lớn lên mỗi ngày cho tâm hồn được tưới tắm trong những yêu thương, chăm sóc.
Sự phù hợp của truyện đồng thoại đối với độc giả trẻ em cũng đã được nhiều người khẳng định. Trong Làm thế nào để viết cho các em hay hơn, nhà văn Phạm Hổ nói rằng, “ở lứa tuổi bé (vườn trẻ, mẫu giáo, cấp I), các em thường rất thích truyện cổ tích, chuyện đồng thoại, chuyện ngụ ngôn...”[2]. Nhà văn Cửu Thọ, qua nhiều năm làm công tác xuất bản sách cho thiếu nhi cũng khẳng định: đối với lứa tuổi nhi đồng, loại sách được các em yêu thích hơn cả là “các truyện đồng thoại, cổ tích có tranh minh họa nhiều màu sắc”[3]. Nhà văn Ngô Quân Miện nhất trí với các ý kiến đó và lí giải rằng, sở dĩ truyện đồng thoại thích hợp với nhi đồng là vì “trong đó sự vật được nhìn theo cách nhìn, cách cảm nghĩ của các em và kể lại theo cách nói của các em”[[4]... Qua một số ý kiến trên đây, chúng ta nhận thấy, các em ở lứa tuổi nhi đồng chính là lớp công chúng đặc biệt của thể loại truyện đồng thoại. Lứa tuổi này, như nhà tâm lí học Vũ Thị Nho đã nhận xét, giàu tình cảm, trí tưởng tượng phát triển mạnh và nhu cầu huyễn tưởng cao[[5]... Ở các em, bộ não đang trên đà phát triển nên sự hưng phấn thường bộc lộ ra rất mạnh. Khả năng ghi nhớ những cái cụ thể của các em tốt hơn các khái niệm trừu tượng. Do đó, tính trực quan, hình tượng là một đặc điểm quan trọng về nhận thức của lứa tuổi này. Mặt khác, trong quan hệ với thế giới xung quanh, các em luôn lấy mình là trung tâm và nhìn sự vật bằng cái nhìn nhân hóa. Cho nên, thế giới trong mắt các em luôn là những thực thể sinh động, có hồn người. Chúng ta sẽ không lạ khi nhìn thấy các em chơi với búp bê, ru búp bê ngủ, hát cho búp bê nghe... Bản thân các em rất yêu thương loài vật, đối xử với loài vật như bầu bạn. Trong quan niệm của các em, con vật nào cũng biết yêu, biết ghét, có cảm nghĩ, nói năng như con người. Những đặc điểm tâm lí như vậy đã giúp các em tìm thấy ở truyện đồng thoại những điều phù hợp với lứa tuổi của mình. Có thể nói tới ba điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các em vốn giàu tưởng tượng, nhất là tưởng tượng hoang đường, ưa thích cái mới lạ, không thích những gì tầm thường tẻ nhạt, đúng như nhà tâm lí học người Nga M. Arnauđôp đã viết trong tác phẩm Tâm lí học sáng tạo văn học: “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em (...), những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và sự nhạy cảm phải hoạt động”[6]. Nhà văn Nga K. Pauxtốpxki cũng có nhận xét tương tự: “Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm hơn, mưa to hơn, trời tối hơn và con người nào cũng thật thú vị...”[7]. Là một thể loại giàu tưởng tượng, truyện đồng thoại đáp ứng được yêu cầu này của các em.
- Thứ hai, nhân cách hóa là một đặc trưng tâm lí của trẻ em đồng thời là một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyện đồng thoại. Hơn nữa, nhân hóa trong truyện đồng thoại được dựa trên cách nhìn, cách cảm của trẻ em. Cho nên, đọc truyện đồng thoại, các em dễ hòa đồng với các nhân vật của mình. Các em dễ dàng nghe được, thấy được những gì mà người lớn không thể nghe thấy, khi cùng tiếp nhận truyện đồng thoại.
- Thứ ba, truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở các em những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống, những chi tiết vui tươi, bất ngờ. Đặc biệt, nó có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân vật, xóa nhòa ranh giới giữa hư và thực, cảm nhận thế giới đồng thoại như cuộc sống của chính mình. Thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã trải hơn nửa thế kỉ phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là, nó cũng đã có hơn nửa thế kỉ gắn bó với đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, và một phần trẻ em ở một số nước trên thế giới. Truyện đồng thoại đến với các em theo nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau, bầu bạn với các em lúc ở nhà, khi ở trường, lúc vui chơi, hay trước khi đi ngủ. Nó nhằm thỏa mãn các em hai nhu cầu chủ yếu là giải trí và giáo dục.
Trước 1945, ảnh hưởng của truyện đồng thoại chủ yếu diễn ra ở các thành thị như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Theo hồi ức của một số nhà văn, gây ấn tượng mạnh nhất đối với họ lúc đó là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Trong Chuyện văn, chuyện đời, nhà văn Ngô Văn Phú cho biết: “Khoảng năm 1944, 1945, tôi được đọc Dế Mèn phiêu lưu ký. Quả thật là tôi bị mê hoặc. Cái chú Dế Mèn nghịch ngợm đủ điều, có đủ nết hay tính xấu mà đứa trẻ nào cũng cảm thấy mình có chút gì đó trong tính cách của chú Dế Mèn. Tôi thích cuộc phiêu lưu đầy ý vị của Dế Mèn”[8]. Nhà văn Nguyễn Kiên đọc truyện Tô Hoài và cảm thấy luôn “mơ màng đến bước phiêu lưu, vượt ra ngoài lũy tre làng, y như anh bạn Dế Mèn”[9].
Sau 1945, phạm vi ảnh hưởng của truyện đồng thoại không ngừng được mở rộng và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo tư liệu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi kháng chiến chống Pháp, tại vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, ông đã được làm quen với nhiều tác phẩm trong tủ Sách Hồng và Truyền Bá. Ông đã bị cuốn hút hoàn toàn vào thế giới tuổi thơ, cảm thấy đó thực sự là thế giới của mình. Trong đó, có hai tác phẩm đều là của Tô Hoài, đã “phát động ở nơi tôi những nét tính cách lâu dài về sau: Con chim gi sừng đã đánh thức một lần và mãi mãi trong tôi nỗi ước mơ được đi khắp đất nước, và Dế Mèn phiêu lưu ký giúp tôi phát hiện tình bạn như một sức mạnh kì diệu của tâm hồn”[10].
Kể từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cho đến nay, trẻ em ở khắp mọi vùng, nông thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như hải đảo đều được đến trường. Điều đó đã mở ra cơ hội thuận lợi để cho truyện đồng thoại cũng như những sáng tác thơ, văn khác dễ dàng đến với các em. Truyện đồng thoại được đọc trên Đài phát thanh, trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi hàng tuần. Truyện đồng thoại được in thành sách, có mặt trong thư viện, là món quà bố mẹ dành cho con cái khi mùa hè đến... Kết quả khảo sát sau đây của Trần Thị Minh Nguyệt về hứng thú đọc sách của các em trong thư viện phần nào cho thấy vai trò của thể loại truyện đồng thoại đối với tuổi thơ. Theo đó, có 39,36% nhi đồng có hứng thú đọc sách nói về tình bạn thông qua thế giới loài vật. Tác giả viết như sau: “Tư duy trực quan mang đậm màu sắc cảm xúc đã khiến các em nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt nhân văn và ngây thơ. Với các em, bất cứ con vật, hay đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đều trở thành bạn bè, chúng cũng có cuộc sống sinh động, giàu cảm xúc và tình cảm như các em”[11]. Gần đây, Đài tiếng nói Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi với chủ đề “mười tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam được các em yêu thích nhất?” thì truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký luôn dẫn đầu danh sách bầu chọn.
Đặc biệt, truyện đồng thoại là một bộ phận văn học không thể thiếu trong nhà trường tiểu học và mầm non. Trong chương trình tiểu học hiện hành, truyện đồng thoại được chọn vào hệ thống những văn bản nghệ thuật phục vụ cho việc dạy học phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Các nhà làm sách giáo khoa quả đã có sự ưu tiên nhất định đối với truyện đồng thoại khi đưa gần 30 tác phẩm hoặc trích đoạn vào chương trình, chủ yếu là ở các lớp 1, 2 và 3. Có thể kể tới một số tác phẩm tiêu biểu như: Chú đất nung (Nguyễn Kiên), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tô Hoài), Đôi cánh của Ngựa Trắng (Thy Ngọc), Mẹ con nhà Chuối (Phan Linh Ngọc), Chiếc lá non (Hạ Huyền)... Phân tích truyện Bạn của Nai nhỏ, Lê Phương Nga, một chuyên gia về giáo dục tiếng Việt ở tiểu học cho rằng, những tác phẩm như thế luôn đem lại cho các em nhiều cảm xúc, gợi được nhiều ý nghĩ sâu xa[12]. Trong chương trình giáo dục ở tiểu học, tác phẩm truyện đồng thoại còn được khai thác nhằm phục vụ học tập bộ môn Đạo đức. Chúng ta sẽ thấy một số tác phẩm như vậy trong loại sách đọc bổ trợ, ví dụ: cuốn Ong Mai và những cuộc phiêu lưu của Hoàng Trọng Thắng và Lâm An (nxb Giáo dục, 2008)... Một thế mạnh của truyện đồng thoại hiện đại chính là nghệ thuật miêu tả loài vật, miêu tả thiên nhiên, đã được khẳng định qua những trang văn giàu cảm xúc, sinh động của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Trần Hoài Dương... Nhận thức rõ điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương xuất bản các tài liệu, trong đó khai thác truyện đồng thoại vào việc rèn luyện năng lực làm văn miêu tả, kể chuyện cho học sinh tiểu học. Những cuốn như Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả (Tô Hoài, nxb Giáo dục, 1998), Văn miêu tả và kể chuyện (Nhiều tác giả, nxb Giáo dục, 1998), Luyện tập văn kể chuyện ở tiểu học (Nguyễn Trí, nxb Giáo dục, 2002)... đã được biên soạn theo tinh thần đó. Trong những tài liệu vừa kể, chúng ta gặp không ít những trích đoạn truyện đồng thoại được người biên soạn đưa ra lời bình ngắn gọn nhưng làm nổi bật được nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Xin nêu một trường hợp lời bình sau đây của Phạm Hổ về truyện Cá Chuối con (Xuân Quỳnh) làm ví dụ:
“Viết về Cá Chuối mẹ để nói về những người mẹ, điều đó ai đọc cũng dễ thấy được.
Nhưng cái giỏi là tác giả đã tìm ra được những chi tiết để nói lên lòng hi sinh của Cá Chuối mẹ: muốn mát mà phải bơi lên chỗ nóng, nóng đến mức: “mặt ao sủi bọt nổi lên từng đám rêu”; đã thế lại phải tìm cho được chỗ gần tổ Kiến rồi “rạch đến chân khóm tre” (tức là khỏi nước, mà cá rời khỏi nước thì thở khó lắm và có thể chết); sau đó lại phải nằm phơi mình “giả vờ chết” (nếu có Mèo đi qua thì nguy hiểm vô cùng); rồi lại phải chịu đau để cho Kiến đốt... các mức độ hi sinh cứ chồng lên, cao dần... Và phần thưởng cho Cá Chuối mẹ là đàn con được “ăn một mẻ no nê”.
Cái giỏi tôi nói trên đây thực ra là kết quả của công phu quan sát, suy nghĩ. Và sâu xa hơn, là cái tình đối với những người mẹ biết hi sinh cho con”[13].
Trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng làm văn miêu tả, kể chuyện ở trường tiểu học đang ở vào mức báo động. Tình trạng học sinh sao chép văn mẫu, bài làm thiếu cảm xúc, ngôn ngữ khuôn sáo, nghèo nàn về liên tưởng, tưởng tượng là rất phổ biến. Lối ra cho tình trạng nói trên, dĩ nhiên, cần nhiều biện pháp giải quyết khác nhau, nhưng không thể không khai thác các đoạn văn, bài văn mẫu được viết ra bởi các nhà văn tài năng. Truyện đồng thoại hiện đại hoàn toàn có khả năng giúp giải quyết tốt nhiệm vụ này. Bởi nó không chỉ cung cấp cho các em tri thức thẩm mĩ về loài vật trong mối quan hệ với xã hội loài người mà còn là cả một kho từ ngữ phong phú. Đọc truyện đồng thoại, ngoài việc trau dồi vốn từ ngữ, các em sẽ học tập được cách sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, cách quan sát và miêu tả loài vật, cỏ cây...
Truyện đồng thoại cũng được sử dụng nhiều trong chương trình giáo dục mầm non. Cụ thể, đó là chương trình giúp trẻ làm quen tác phẩm văn học. Theo Hà Nguyễn Kim Giang: “Ngoài những truyện dân gian thường kể cho trẻ nghe, một thể loại tiêu biểu nữa được trẻ em yêu thích trong chương trình làm quen tác phẩm văn học đó là truyện đồng thoại”[14]. Chúng ta sẽ gặp những tác phẩm truyện đồng thoại được sử dụng trong chương trình như: Mùa xuân trên cánh đồng, Hoa Râm Bụt (Xuân Quỳnh), Chuyện của hoa Phù Dung (Nguyễn Thái Vận), Ai đáng khen nhiều hơn? (Phong Thu)... Vai trò của truyện đồng thoại đối với trẻ mẫu giáo thể hiện ở việc giúp trẻ nhận thức thế giới động, thực vật xung quanh mình; qua đó, các em cảm nhận được những mối quan hệ của con người trong gia đình và xã hội. Những kiến thức tìm thấy trong những câu chuyện đó sẽ thôi thúc trí tò mò, lòng ham hiểu biết, muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh mình. Đặc biệt, cùng với những thể loại khác, truyện đồng thoại giúp các em phát triển về ngôn ngữ, một mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ trong truyện đồng thoại trong sáng, giản dị, giàu tính tạo hình nhờ việc sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả âm thanh, màu sắc với những biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, tạo cho các em cảm giác đặc biệt và khả năng nhận biết dễ dàng đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Qua truyện đồng thoại, các em sẽ tích lũy được vốn ngôn ngữ cần thiết, học được cách sử dụng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp với những đối tượng khác nhau.
Trong nhà trường mầm non, truyện đồng thoại còn đem lại cho các em niềm vui khi được hóa thân vào các nhân vật ưa thích. Một hình thức tổ chức cho trẻ tiếp nhận tác phẩm truyện đồng thoại thường được vận dụng ở trường mầm non là tổ chức trò chơi đóng kịch. Đó là loại trò chơi đóng vai theo một tác phẩm cụ thể. Hình thức này vừa mang tính chất của hoạt động trò chơi, vừa mang tính chất của hoạt động nghệ thuật. Cho nên, nó có sức thu hút các em một cách mạnh mẽ. Nguyễn Ánh Tuyết có lí khi nhận xét: “Cho trẻ tiếp nhận truyện đồng thoại theo cách tổ chức trò chơi đóng kịch là cách thức cho trẻ cảm thụ câu chuyện một cách hào hứng mà sâu sắc bởi tính trực quan sinh động của nó. Hơn nữa, qua việc nhập vai vào “nhân vật” trẻ được trải nghiệm những tình cảm tốt đẹp, những kiểu xử lí khôn ngoan để mà học làm người...”[15].
Tóm lại, truyện đồng thoại là một thể loại có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường mầm non và tiểu học. Qua nhiều lần thay đổi chương trình, các nhà làm sách giáo khoa không những không bị hạn chế mà còn đề cao hơn vai trò của truyện đồng thoại. Số lượng tác phẩm được tuyển chọn nhiều hơn. Rõ ràng, truyện đồng thoại là một thể loại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ, là chất dinh dưỡng làm nên sự giàu có tâm hồn cho các em. Bản thân các nhà văn, nhà giáo dục rất cần quan tâm khai thác tốt hơn nữa sức mạnh của thể truyện này.
Nói đến vai trò của truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đối với bạn đọc, chúng ta cũng cần ghi nhận thêm thực tế này: thể loại này có một số tác phẩm không chỉ ảnh hưởng ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Điển hình là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Năm 1959, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký đã được M.Tkachov chuyển ngữ thành công sang tiếng Nga. Nhờ giữ được cá tính của thể văn nên “Dế Mèn phiêu lưu ký đã hết nhẵn trong vài tiếng đồng hồ sau khi đưa ra bán”[16]. Các độc giả nhỏ tuổi ở nước Nga xa xôi đã đọc rất kĩ tác phẩm của Tô Hoài. Thậm chí, có em đã viết thư cho nhà văn để nêu lên mối băn khoăn vì sao răng con Dế Mèn không có màu nâu như con dế ở bên Nga... Sau Dế Mèn phiêu lưu ký, một số tác phẩm khác của Tô Hoài (Ba anh em, Dê và Lợn, Đám cưới chuột), Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của Mèo con), Vũ Tú Nam (Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công) cũng lần lượt được giới thiệu với nhiều nền văn học khác nhau trong khối XHCN (cũ). Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các tác phẩm nói trên là không như nhau, nhưng có thể nói, chúng đã góp phần mở rộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt Nam, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đưa văn học Việt Nam ra với thế giới, đó là điều mong mỏi và nỗ lực của chúng ta trong nhiều năm qua. Vậy nên, những chuyến xuất ngoại của Dế Mèn, Dế Trũi, của Văn Ngan tướng công, của Mèo con... không thể nói là không có ý nghĩa.
- Thứ nhất, các em vốn giàu tưởng tượng, nhất là tưởng tượng hoang đường, ưa thích cái mới lạ, không thích những gì tầm thường tẻ nhạt, đúng như nhà tâm lí học người Nga M. Arnauđôp đã viết trong tác phẩm Tâm lí học sáng tạo văn học: “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em (...), những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và sự nhạy cảm phải hoạt động”[6]. Nhà văn Nga K. Pauxtốpxki cũng có nhận xét tương tự: “Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm hơn, mưa to hơn, trời tối hơn và con người nào cũng thật thú vị...”[7]. Là một thể loại giàu tưởng tượng, truyện đồng thoại đáp ứng được yêu cầu này của các em.
- Thứ hai, nhân cách hóa là một đặc trưng tâm lí của trẻ em đồng thời là một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyện đồng thoại. Hơn nữa, nhân hóa trong truyện đồng thoại được dựa trên cách nhìn, cách cảm của trẻ em. Cho nên, đọc truyện đồng thoại, các em dễ hòa đồng với các nhân vật của mình. Các em dễ dàng nghe được, thấy được những gì mà người lớn không thể nghe thấy, khi cùng tiếp nhận truyện đồng thoại.
- Thứ ba, truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở các em những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống, những chi tiết vui tươi, bất ngờ. Đặc biệt, nó có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân vật, xóa nhòa ranh giới giữa hư và thực, cảm nhận thế giới đồng thoại như cuộc sống của chính mình. Thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã trải hơn nửa thế kỉ phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là, nó cũng đã có hơn nửa thế kỉ gắn bó với đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, và một phần trẻ em ở một số nước trên thế giới. Truyện đồng thoại đến với các em theo nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau, bầu bạn với các em lúc ở nhà, khi ở trường, lúc vui chơi, hay trước khi đi ngủ. Nó nhằm thỏa mãn các em hai nhu cầu chủ yếu là giải trí và giáo dục.
Trước 1945, ảnh hưởng của truyện đồng thoại chủ yếu diễn ra ở các thành thị như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Theo hồi ức của một số nhà văn, gây ấn tượng mạnh nhất đối với họ lúc đó là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Trong Chuyện văn, chuyện đời, nhà văn Ngô Văn Phú cho biết: “Khoảng năm 1944, 1945, tôi được đọc Dế Mèn phiêu lưu ký. Quả thật là tôi bị mê hoặc. Cái chú Dế Mèn nghịch ngợm đủ điều, có đủ nết hay tính xấu mà đứa trẻ nào cũng cảm thấy mình có chút gì đó trong tính cách của chú Dế Mèn. Tôi thích cuộc phiêu lưu đầy ý vị của Dế Mèn”[8]. Nhà văn Nguyễn Kiên đọc truyện Tô Hoài và cảm thấy luôn “mơ màng đến bước phiêu lưu, vượt ra ngoài lũy tre làng, y như anh bạn Dế Mèn”[9].
Sau 1945, phạm vi ảnh hưởng của truyện đồng thoại không ngừng được mở rộng và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo tư liệu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi kháng chiến chống Pháp, tại vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, ông đã được làm quen với nhiều tác phẩm trong tủ Sách Hồng và Truyền Bá. Ông đã bị cuốn hút hoàn toàn vào thế giới tuổi thơ, cảm thấy đó thực sự là thế giới của mình. Trong đó, có hai tác phẩm đều là của Tô Hoài, đã “phát động ở nơi tôi những nét tính cách lâu dài về sau: Con chim gi sừng đã đánh thức một lần và mãi mãi trong tôi nỗi ước mơ được đi khắp đất nước, và Dế Mèn phiêu lưu ký giúp tôi phát hiện tình bạn như một sức mạnh kì diệu của tâm hồn”[10].
Kể từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cho đến nay, trẻ em ở khắp mọi vùng, nông thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như hải đảo đều được đến trường. Điều đó đã mở ra cơ hội thuận lợi để cho truyện đồng thoại cũng như những sáng tác thơ, văn khác dễ dàng đến với các em. Truyện đồng thoại được đọc trên Đài phát thanh, trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi hàng tuần. Truyện đồng thoại được in thành sách, có mặt trong thư viện, là món quà bố mẹ dành cho con cái khi mùa hè đến... Kết quả khảo sát sau đây của Trần Thị Minh Nguyệt về hứng thú đọc sách của các em trong thư viện phần nào cho thấy vai trò của thể loại truyện đồng thoại đối với tuổi thơ. Theo đó, có 39,36% nhi đồng có hứng thú đọc sách nói về tình bạn thông qua thế giới loài vật. Tác giả viết như sau: “Tư duy trực quan mang đậm màu sắc cảm xúc đã khiến các em nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt nhân văn và ngây thơ. Với các em, bất cứ con vật, hay đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đều trở thành bạn bè, chúng cũng có cuộc sống sinh động, giàu cảm xúc và tình cảm như các em”[11]. Gần đây, Đài tiếng nói Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi với chủ đề “mười tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam được các em yêu thích nhất?” thì truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký luôn dẫn đầu danh sách bầu chọn.
Đặc biệt, truyện đồng thoại là một bộ phận văn học không thể thiếu trong nhà trường tiểu học và mầm non. Trong chương trình tiểu học hiện hành, truyện đồng thoại được chọn vào hệ thống những văn bản nghệ thuật phục vụ cho việc dạy học phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Các nhà làm sách giáo khoa quả đã có sự ưu tiên nhất định đối với truyện đồng thoại khi đưa gần 30 tác phẩm hoặc trích đoạn vào chương trình, chủ yếu là ở các lớp 1, 2 và 3. Có thể kể tới một số tác phẩm tiêu biểu như: Chú đất nung (Nguyễn Kiên), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tô Hoài), Đôi cánh của Ngựa Trắng (Thy Ngọc), Mẹ con nhà Chuối (Phan Linh Ngọc), Chiếc lá non (Hạ Huyền)... Phân tích truyện Bạn của Nai nhỏ, Lê Phương Nga, một chuyên gia về giáo dục tiếng Việt ở tiểu học cho rằng, những tác phẩm như thế luôn đem lại cho các em nhiều cảm xúc, gợi được nhiều ý nghĩ sâu xa[12]. Trong chương trình giáo dục ở tiểu học, tác phẩm truyện đồng thoại còn được khai thác nhằm phục vụ học tập bộ môn Đạo đức. Chúng ta sẽ thấy một số tác phẩm như vậy trong loại sách đọc bổ trợ, ví dụ: cuốn Ong Mai và những cuộc phiêu lưu của Hoàng Trọng Thắng và Lâm An (nxb Giáo dục, 2008)... Một thế mạnh của truyện đồng thoại hiện đại chính là nghệ thuật miêu tả loài vật, miêu tả thiên nhiên, đã được khẳng định qua những trang văn giàu cảm xúc, sinh động của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Trần Hoài Dương... Nhận thức rõ điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương xuất bản các tài liệu, trong đó khai thác truyện đồng thoại vào việc rèn luyện năng lực làm văn miêu tả, kể chuyện cho học sinh tiểu học. Những cuốn như Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả (Tô Hoài, nxb Giáo dục, 1998), Văn miêu tả và kể chuyện (Nhiều tác giả, nxb Giáo dục, 1998), Luyện tập văn kể chuyện ở tiểu học (Nguyễn Trí, nxb Giáo dục, 2002)... đã được biên soạn theo tinh thần đó. Trong những tài liệu vừa kể, chúng ta gặp không ít những trích đoạn truyện đồng thoại được người biên soạn đưa ra lời bình ngắn gọn nhưng làm nổi bật được nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Xin nêu một trường hợp lời bình sau đây của Phạm Hổ về truyện Cá Chuối con (Xuân Quỳnh) làm ví dụ:
“Viết về Cá Chuối mẹ để nói về những người mẹ, điều đó ai đọc cũng dễ thấy được.
Nhưng cái giỏi là tác giả đã tìm ra được những chi tiết để nói lên lòng hi sinh của Cá Chuối mẹ: muốn mát mà phải bơi lên chỗ nóng, nóng đến mức: “mặt ao sủi bọt nổi lên từng đám rêu”; đã thế lại phải tìm cho được chỗ gần tổ Kiến rồi “rạch đến chân khóm tre” (tức là khỏi nước, mà cá rời khỏi nước thì thở khó lắm và có thể chết); sau đó lại phải nằm phơi mình “giả vờ chết” (nếu có Mèo đi qua thì nguy hiểm vô cùng); rồi lại phải chịu đau để cho Kiến đốt... các mức độ hi sinh cứ chồng lên, cao dần... Và phần thưởng cho Cá Chuối mẹ là đàn con được “ăn một mẻ no nê”.
Cái giỏi tôi nói trên đây thực ra là kết quả của công phu quan sát, suy nghĩ. Và sâu xa hơn, là cái tình đối với những người mẹ biết hi sinh cho con”[13].
Trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng làm văn miêu tả, kể chuyện ở trường tiểu học đang ở vào mức báo động. Tình trạng học sinh sao chép văn mẫu, bài làm thiếu cảm xúc, ngôn ngữ khuôn sáo, nghèo nàn về liên tưởng, tưởng tượng là rất phổ biến. Lối ra cho tình trạng nói trên, dĩ nhiên, cần nhiều biện pháp giải quyết khác nhau, nhưng không thể không khai thác các đoạn văn, bài văn mẫu được viết ra bởi các nhà văn tài năng. Truyện đồng thoại hiện đại hoàn toàn có khả năng giúp giải quyết tốt nhiệm vụ này. Bởi nó không chỉ cung cấp cho các em tri thức thẩm mĩ về loài vật trong mối quan hệ với xã hội loài người mà còn là cả một kho từ ngữ phong phú. Đọc truyện đồng thoại, ngoài việc trau dồi vốn từ ngữ, các em sẽ học tập được cách sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, cách quan sát và miêu tả loài vật, cỏ cây...
Truyện đồng thoại cũng được sử dụng nhiều trong chương trình giáo dục mầm non. Cụ thể, đó là chương trình giúp trẻ làm quen tác phẩm văn học. Theo Hà Nguyễn Kim Giang: “Ngoài những truyện dân gian thường kể cho trẻ nghe, một thể loại tiêu biểu nữa được trẻ em yêu thích trong chương trình làm quen tác phẩm văn học đó là truyện đồng thoại”[14]. Chúng ta sẽ gặp những tác phẩm truyện đồng thoại được sử dụng trong chương trình như: Mùa xuân trên cánh đồng, Hoa Râm Bụt (Xuân Quỳnh), Chuyện của hoa Phù Dung (Nguyễn Thái Vận), Ai đáng khen nhiều hơn? (Phong Thu)... Vai trò của truyện đồng thoại đối với trẻ mẫu giáo thể hiện ở việc giúp trẻ nhận thức thế giới động, thực vật xung quanh mình; qua đó, các em cảm nhận được những mối quan hệ của con người trong gia đình và xã hội. Những kiến thức tìm thấy trong những câu chuyện đó sẽ thôi thúc trí tò mò, lòng ham hiểu biết, muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh mình. Đặc biệt, cùng với những thể loại khác, truyện đồng thoại giúp các em phát triển về ngôn ngữ, một mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ trong truyện đồng thoại trong sáng, giản dị, giàu tính tạo hình nhờ việc sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả âm thanh, màu sắc với những biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, tạo cho các em cảm giác đặc biệt và khả năng nhận biết dễ dàng đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Qua truyện đồng thoại, các em sẽ tích lũy được vốn ngôn ngữ cần thiết, học được cách sử dụng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp với những đối tượng khác nhau.
Trong nhà trường mầm non, truyện đồng thoại còn đem lại cho các em niềm vui khi được hóa thân vào các nhân vật ưa thích. Một hình thức tổ chức cho trẻ tiếp nhận tác phẩm truyện đồng thoại thường được vận dụng ở trường mầm non là tổ chức trò chơi đóng kịch. Đó là loại trò chơi đóng vai theo một tác phẩm cụ thể. Hình thức này vừa mang tính chất của hoạt động trò chơi, vừa mang tính chất của hoạt động nghệ thuật. Cho nên, nó có sức thu hút các em một cách mạnh mẽ. Nguyễn Ánh Tuyết có lí khi nhận xét: “Cho trẻ tiếp nhận truyện đồng thoại theo cách tổ chức trò chơi đóng kịch là cách thức cho trẻ cảm thụ câu chuyện một cách hào hứng mà sâu sắc bởi tính trực quan sinh động của nó. Hơn nữa, qua việc nhập vai vào “nhân vật” trẻ được trải nghiệm những tình cảm tốt đẹp, những kiểu xử lí khôn ngoan để mà học làm người...”[15].
Tóm lại, truyện đồng thoại là một thể loại có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục ở trường mầm non và tiểu học. Qua nhiều lần thay đổi chương trình, các nhà làm sách giáo khoa không những không bị hạn chế mà còn đề cao hơn vai trò của truyện đồng thoại. Số lượng tác phẩm được tuyển chọn nhiều hơn. Rõ ràng, truyện đồng thoại là một thể loại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ, là chất dinh dưỡng làm nên sự giàu có tâm hồn cho các em. Bản thân các nhà văn, nhà giáo dục rất cần quan tâm khai thác tốt hơn nữa sức mạnh của thể truyện này.
Nói đến vai trò của truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đối với bạn đọc, chúng ta cũng cần ghi nhận thêm thực tế này: thể loại này có một số tác phẩm không chỉ ảnh hưởng ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Điển hình là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Năm 1959, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký đã được M.Tkachov chuyển ngữ thành công sang tiếng Nga. Nhờ giữ được cá tính của thể văn nên “Dế Mèn phiêu lưu ký đã hết nhẵn trong vài tiếng đồng hồ sau khi đưa ra bán”[16]. Các độc giả nhỏ tuổi ở nước Nga xa xôi đã đọc rất kĩ tác phẩm của Tô Hoài. Thậm chí, có em đã viết thư cho nhà văn để nêu lên mối băn khoăn vì sao răng con Dế Mèn không có màu nâu như con dế ở bên Nga... Sau Dế Mèn phiêu lưu ký, một số tác phẩm khác của Tô Hoài (Ba anh em, Dê và Lợn, Đám cưới chuột), Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của Mèo con), Vũ Tú Nam (Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công) cũng lần lượt được giới thiệu với nhiều nền văn học khác nhau trong khối XHCN (cũ). Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các tác phẩm nói trên là không như nhau, nhưng có thể nói, chúng đã góp phần mở rộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt Nam, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đưa văn học Việt Nam ra với thế giới, đó là điều mong mỏi và nỗ lực của chúng ta trong nhiều năm qua. Vậy nên, những chuyến xuất ngoại của Dế Mèn, Dế Trũi, của Văn Ngan tướng công, của Mèo con... không thể nói là không có ý nghĩa.
Truyện đồng thoại sinh ra để mang lại niềm vui cho trẻ em, đồng thời cũng là chìa khóa để mỗi người mở cửa quá khứ bước về tuổi thơ. Nữ nhà văn thế hệ 8X Trương Duyệt Nhiên (Trung Hoa) cho rằng: “Bởi tất cả những ai còn đọc đồng thoại thì tâm hồn của họ còn trong sáng, thuần khiết”. Vai trò, đóng góp của truyện đồng thoại đối với độc giả nói chung, trẻ em nói riêng chính là nuôi dưỡng, bồi đắp cái trong sáng, thuần khiết đó!
3. Nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều bộ môn nghệ thuật khác
Trong quá trình phát triển, thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã đem đến cho độc giả những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Những tác phẩm đó không chỉ đưa lại hứng thú đọc sách mà còn kích thích các nghệ sĩ sáng tạo trong chính lĩnh vực nghệ thuật mà họ theo đuổi.
Xưa nay, những tác phẩm văn học có giá trị vẫn thường được khai thác làm chất liệu cho việc sáng tác ở các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điện ảnh, sân khấu... Nhìn vào thực tiễn sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam trong nhiều thập kỉ qua, chúng ta thấy truyện đồng thoại đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho thơ ca, hội họa, sân khấu, điện ảnh và âm nhạc. Có thể nói, ảnh hưởng của nó diễn ra trên một phạm vi khá rộng, theo nhiều mức độ khác nhau, nhưng xứng đáng được ghi nhận là một đóng góp đối với sự phát triển của nền văn hóa, văn học dân tộc.
Trong lĩnh vực thơ ca, chúng ta có một ví dụ về mối quan hệ ảnh hưởng này qua trường hợp thơ Trần Đăng Khoa. Trong bài Gửi bạn Chi Lê, viết năm 1968, Trần Đăng Khoa có hai câu thơ như sau:
“Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú Dế Mèn vuốt râu”
Đây là hai câu thơ hay giữa một bài thơ gồm toàn những câu khẩu khí, ca vè, kiểu như: “Miền Nam thắng trận Đồng Xuân/Miền Bắc bắn rụng hàng ngàn máy bay”. Trong hai câu thơ đó, Trần Đăng Khoa chỉ sử dụng hai hình ảnh (hoa sen, Dế Mèn) mà dường như đã khái quát được trạng thái đời sống và tâm thế dân tộc thời chiến tranh. Theo đó, chiến tranh ác liệt thật đấy nhưng cuộc sống ở Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, như hoa sen đến mùa thì nở hoa; còn con người, khác nào chú Dế Mèn vuốt râu, vẫn ung dung, tự tại. Đó là tâm thế của một dân tộc lớn, không ngại đối mặt với mọi thử thách mà cuộc chiến tạo ra. Cần lưu ý, khi viết câu thơ này, Trần Đăng Khoa mới ở tuổi lên 10. Vậy điều gì khiến cho tác giả có câu thơ hào sảng như vậy? Chúng ta không có trả lời câu hỏi này, nếu nhìn vào hoàn cảnh sáng tác và không khí lịch sử lúc bấy giờ. Điều quan tâm của chúng ta ở đây là, trong thành công nói trên của Trần Đăng Khoa, rõ ràng tác giả đã nhờ vào bệ phóng đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký mới có được sức bật mạnh mẽ trong nghệ thuật như vậy. Bản thân Trần Đăng Khoa, cũng như nhiều người khác khi đọc Tô Hoài đều rất ấn tượng với hình ảnh Dế Mèn “lấy điệu vuốt cái râu tưởng tượng” cho ra vẻ đĩnh đạc khi giao tiếp với thầy đồ Cóc lúc ghé chân vào vùng đầm lầy của đại vương Ếch Cốm. Khi khai thác hình ảnh này, Trần Đăng Khoa đã biết thoát khỏi cái bóng sừng sững của Tô Hoài, tạo cho nó một ý nghĩa, một sắc thái hoàn toàn mới, thực xứng đáng là thần đồng thi ca.
Lĩnh vực truyện tranh có lẽ là nơi mà truyện đồng thoại tạo được ảnh hưởng nhiều hơn cả. Ở Việt Nam, cho đến nay, truyện tranh chủ yếu vẫn được quan niệm là một thể loại dành cho thiếu nhi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Trong Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh viết như sau: “Truyện tranh chủ yếu nhằm phục vụ cho các em ở lứa tuổi bảy, tám, là lứa tuổi tư duy còn đơn giản, thích những gì thật cụ thể, dễ hiểu”[17]. Xuất phát từ quan niệm như vậy nên người nghiên cứu cũng như sáng tác cho rằng, truyện tranh thích hợp hơn cả với đề tài cổ tích và đồng thoại.
Tuy chưa có những cuộc điều tra xã hội học, những thống kê về xuất bản nhưng nhìn vào thị trường sách báo trong mấy chục năm qua, chúng ta thấy có một bộ phận không nhỏ gồm những tác phẩm truyện tranh đồng thoại. Đó là những tác phẩm hoặc do nhà văn và họa sĩ phối hợp sáng tác ra, hoặc chuyển thể từ tác phẩm văn học có sẵn. Ở trường hợp thứ hai, có thể nói, phần lớn tác phẩm truyện đồng thoại của các nhà văn Tô Hoài, Võ Quảng, Phong Thu, Nguyễn Kiên... đã được chuyển thể, được hóa thân vào thể loại vừa có kênh hình, vừa có kênh chữ, và rất được trẻ em, thậm chí người lớn ưa thích.
Truyện tranh là loại hình nghệ thuật phối hợp chặt chẽ giữa tranh và truyện. Mỗi thành phần như vậy có những đặc điểm và chức năng nghệ thuật riêng. Lời trong truyện tranh nói chung ngắn gọn, chủ yếu là lời dẫn cho câu chuyện và lời thoại của nhân vật, không có lời văn mang tính chất miêu tả về ngoại hình và tâm lí nhân vật, ngoại cảnh... Hình trong truyện không nhằm mục đích minh họa mà là mô tả, phản ánh. Vì thế, nó được xây dựng thành một hệ thống, cái này liên kết, kế tục cái kia. Để phù hợp với đối tượng là các em nhỏ nên các họa sĩ thường chọn bút pháp hoạt hình hơn là tả thực. Bởi vì, nó có khả năng hư ảo hóa những cái thực trong đời sống, kích thích trí tưởng tượng tượng, tự do, phóng khoáng hồn nhiên của trẻ em.
Truyện tranh của ta chưa có thành tựu nhiều, nhưng đó là đề tài của một công trình khác. Ở đây, trong phạm vi công trình này, chúng ta chỉ dừng lại ghi nhận đóng góp của truyện đồng thoại đối với sự phát triển của thể loại truyện tranh Việt Nam hiện đại. Về mặt này, truyện đồng thoại đã cung cấp cho truyện tranh một hệ thống tác phẩm phong phú làm đề tài, tạo thuận lợi cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Mặt khác, nhờ truyện tranh mà sức sống của nhiều tác phẩm truyện đồng thoại đã được nối dài, đến được với độc giả rộng rãi hơn.
Phương thức phối hợp giữa hội họa và văn học đã làm cho nghệ thuật không chỉ đẹp hơn lên mà còn có khả năng xã hội hóa nhiều tác phẩm văn học có nguy cơ bị lãng quên. Khéo chuyển thể từ truyện thành tranh, nhiều vấn đề lịch sử, xã hội, phong tục văn hóa, thế giới tự nhiên sẽ đi vào đời sống tinh thần trẻ thơ một cách tự nhiên, hữu ích.
Truyện đồng thoại cũng những đóng góp nhất định vào sự phát triển của sân khấu và điện ảnh dành cho trẻ em. Ở lĩnh vực sân khấu, đáng chú ý là tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký được chuyển thể thành kịch rối (đạo diễn Bích Ngọc thực hiện), và nhạc kịch (nhạc sĩ Hoàng Long và đạo diễn Hùng Lâm thực hiện). Vở kịch rối Dế Mèn phiêu lưu ký gồm 15 tập, đã được lên sóng VTV năm 2008, đem lại cho tác phẩm của nhà văn Tô Hoài một sắc thái mới. Với việc sử dụng các động tác đơn giản của rối kết hợp với thủ pháp dựng phim, các nghệ sĩ đã làm cho các nhân vật của vở rối đã trở nên sinh động và hấp dẫn hơn: Dế Mến ngồi chễm chệ trên bẹ chuối, rồi từ bờ cỏ bên này "bật" sang bờ cỏ bên kia... Theo đạo diễn Bích Ngọc: “Về cơ bản, đường dây câu chuyện vẫn trung thành với nguyên tác văn học. Một số câu thoại và từ ngữ được biên tập cho phù hợp với ngôn ngữ hiện đại của thế hệ thiếu nhi hôm nay".
Ở lĩnh vực điện ảnh, truyện đồng thoại được khai thác vào việc xây dựng những bộ phim hoạt hình. Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, chúng ta thấy còn khá nhiều tác phẩm của các tác giả khác được sử dụng. Có thể kể đến: Lớp học anh Bồ Câu trắng (Thy Ngọc), Cái Tết của Mèo con (Nguyễn Đình Thi), Những chiếc áo ấm (Võ Quảng), Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng (Vũ Duy Thông), Con quỷ gỗ (Nguyễn Quang Thiều)... Chúng ta đều biết, phim hoạt hình là một thể loại yêu thích của trẻ em. Ở Việt Nam, việc làm phim hoạt hình được quan tâm khá sớm. Ngay từ năm 1959, khán giả đã được xem Đáng đời thằng Cáo, một bộ phim khá thành công do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Từ đó cho đến nay, Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã sản xuất được 300 bộ phim, trong đó có nhiều bộ phim hoạt hình đã đi vào ký ức tuổi thơ bao thế hệ, như một kỷ niệm đẹp, một hành trang nghệ thuật nhiều ý nghĩa giúp các em bước vào đời.
Phim hoạt hình Việt Nam có nhiều dòng, gồm hoạt hình hoạt kê, hoạt hình lịch sử và hoạt hình đồng thoại. Trong các dòng trên thì phim hoạt hình đồng thoại được xem là dòng phim hấp dẫn và mang tính giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ngoài việc tạo ra những kịch bản mới, các tác giả còn hướng tới khai thác một số tác phẩm truyện đồng thoại, nhất là những đồng thoại hay, giàu kịch tính, có ý nghĩa giáo dục lối sống nhân văn. Theo Nguyễn Hoài Giang, vai trò của truyện đồng thoại đối với phim hoạt hình là không nhỏ. Trong bài Phim hoạt hình, tác giả cho rằng: “Quyển Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, quyển Chú đất nung Nguyễn Kiên mà nhà xuất bản Kim Đồng đã in nếu vào tay những đạo diễn có tài thì chúng ta sẽ có được những bộ phim có tầm cỡ quốc tế”[18]. Qua ý kiến này, chúng ta thấy, đóng góp của truyện đồng thoại đối với phim hoạt hình chính là tạo những tiền đề thuận lợi đưa đến sự ra đời của kịch bản – yếu tố đầu tiên làm nên thành công của một tác phẩm.
Trên thế giới, phim hoạt hình (cũng như truyện tranh) được quan niệm là thể loại dành cho cả khán giả người lớn. Trong khi đó, ở Việt Nam, nó vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ lứa tuổi thiếu nhi. Do quan niệm như vậy nên người làm phim không thể bỏ qua việc khai thác các sáng tác văn học, những truyện loài vật nhân cách hóa.
Phim hoạt hình với đặc trưng của loại hình nghệ thuật khoa trương, cường điệu, thường hay lấy vật để khái quát cuộc sống con người, rất được các em ưa thích. Những bộ phim nổi tiếng thế giới như Tom và Jerry, Hãy đợi đấy... là những minh chứng hùng hồn cho sức mạnh nghệ thuật của thể loại này. Phim hoạt hình Việt Nam giàu tính nhân văn, đã được đánh giá cao trong quá khứ; song hiện nay cần phải được đổi mới về cách thức đưa ra bài học giáo dục, tốc độ hình ảnh và cả việc lồng tiếng cho nhân vật...
Cuối cùng, cũng cần nhắc đến ở đây một số kết quả sáng tạo khác: họa sĩ Vũ Kim Liên với bộ tem Dế Mèn phiêu lưu ký thiết kế bằng phần mềm Corel Draw; nhạc sĩ Trần Lập với nhạc phẩm Chuyện Dế Mèn... Tất cả những sự kiện nói trên đã xác nhận rằng, truyện đồng thoại là một thể loại có khả năng tạo sinh, đã gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ để trong lĩnh vực hoạt động của mình, họ tạo nên được những sáng tác mới và hay, góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho các em. Ở đây, vai trò số một vẫn thuộc về thiên truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Thêm một lần nữa, chúng ta có cơ sở để tin rằng, Dế Mèn phiêu lưu ký đã in sâu trong tâm trí nhiều nghệ sĩ đến nỗi khi sáng tác, hình ảnh chú Dế Mèn hiện ra một cách tự nhiên như thể đã nằm ẩn sâu đâu đó trong tiềm thức mỗi người, chỉ cần có cơ hội là tràn về trong tâm trí và thế là, câu chữ theo đó mà sinh nở, hào hứng, xúc động. Vậy là, với những sáng tác thành công, truyện đồng thoại đã tạo được mối quan hệ tương tác, kết nối với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong mối quan hệ đó, nó không chỉ có cho đi mà còn nhận về - được nối dài sức sống, được hóa thân vào những hình thức nghệ thuật khác.
Tóm lại, trong văn học Việt Nam hiện đại, truyện đồng thoại là một thể loại văn chương dành cho trẻ em. Nhưng những gì mà thể loại làm được còn nhiều hơn thế: tham gia vào quá trình giáo dục trẻ em trong nhà trường, kích thích các nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật mà mình theo đuổi, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam ra với thế giới... Với những đóng góp ấy, truyện đồng thoại xứng đáng được tìm hiểu một cách hệ thống và công phu, và quan trọng hơn là tìm cách phát triển nó trong hiện tại cũng như tương lai...
Lê Nhật Ký
CHÚ THÍCH:
[1]. Hoàng Tiến Tựu (19990, Văn học dân gian Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 65.
[2]. Phạm Hổ (1993), Làm thế nào để viết cho các em hay hơn, Tạp chí Văn học, số 5, tr.30.
[3]. Cửu Thọ (1988), Sách cho tuổi thơ, nxb TP. Hồ Chí Mình, tr.48.
[4]. Ngô Quân Miện (1982), Đồng thoại với việc bồi dưỡng tâm hồn các em, in trong Vì trẻ thơ, nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, tr.82.
[5]. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lí học phát triển, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6]. M.Ar. Nauđốp (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, nxb Văn học, Hà Nội, tr.260.
[7]. K. Paux tốpxki (2004), Một mình với mùa thu, nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.29.
[8]. Ngô Văn Phú (2004), Chuyện văn, chuyện đời, nxb Lao động, Hà Nội, tr.272.
[9]. Nguyễn Kiên (1995), Kí ức một thời học văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.85.
[10]. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Kí ức một thời học văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.162.
[11].Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.54.
[12]. Lê Phương Nga (2001), Dạy học tập đọc ở tiểu học, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.118.
[13]. Phạm Hổ (1998), Văn miêu tả và kể chuyện, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.79.
[14]. Hà Nguyễn Kim Giang (2004), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.146.
[15]. Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.259.
[16]. Gôlônhép (2000), Dế Mèn phiêu lưu ký ở Liên Xô, in trong Tô Hoài – về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.462.
[17]. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.100.
[18]. Nguyễn Hoài Giang (1982), Phim hoạt hình, in trong Vì trẻ thơ, nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, tr.201.
3. Nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều bộ môn nghệ thuật khác
Trong quá trình phát triển, thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã đem đến cho độc giả những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Những tác phẩm đó không chỉ đưa lại hứng thú đọc sách mà còn kích thích các nghệ sĩ sáng tạo trong chính lĩnh vực nghệ thuật mà họ theo đuổi.
Xưa nay, những tác phẩm văn học có giá trị vẫn thường được khai thác làm chất liệu cho việc sáng tác ở các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điện ảnh, sân khấu... Nhìn vào thực tiễn sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam trong nhiều thập kỉ qua, chúng ta thấy truyện đồng thoại đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho thơ ca, hội họa, sân khấu, điện ảnh và âm nhạc. Có thể nói, ảnh hưởng của nó diễn ra trên một phạm vi khá rộng, theo nhiều mức độ khác nhau, nhưng xứng đáng được ghi nhận là một đóng góp đối với sự phát triển của nền văn hóa, văn học dân tộc.
Trong lĩnh vực thơ ca, chúng ta có một ví dụ về mối quan hệ ảnh hưởng này qua trường hợp thơ Trần Đăng Khoa. Trong bài Gửi bạn Chi Lê, viết năm 1968, Trần Đăng Khoa có hai câu thơ như sau:
“Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú Dế Mèn vuốt râu”
Đây là hai câu thơ hay giữa một bài thơ gồm toàn những câu khẩu khí, ca vè, kiểu như: “Miền Nam thắng trận Đồng Xuân/Miền Bắc bắn rụng hàng ngàn máy bay”. Trong hai câu thơ đó, Trần Đăng Khoa chỉ sử dụng hai hình ảnh (hoa sen, Dế Mèn) mà dường như đã khái quát được trạng thái đời sống và tâm thế dân tộc thời chiến tranh. Theo đó, chiến tranh ác liệt thật đấy nhưng cuộc sống ở Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, như hoa sen đến mùa thì nở hoa; còn con người, khác nào chú Dế Mèn vuốt râu, vẫn ung dung, tự tại. Đó là tâm thế của một dân tộc lớn, không ngại đối mặt với mọi thử thách mà cuộc chiến tạo ra. Cần lưu ý, khi viết câu thơ này, Trần Đăng Khoa mới ở tuổi lên 10. Vậy điều gì khiến cho tác giả có câu thơ hào sảng như vậy? Chúng ta không có trả lời câu hỏi này, nếu nhìn vào hoàn cảnh sáng tác và không khí lịch sử lúc bấy giờ. Điều quan tâm của chúng ta ở đây là, trong thành công nói trên của Trần Đăng Khoa, rõ ràng tác giả đã nhờ vào bệ phóng đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký mới có được sức bật mạnh mẽ trong nghệ thuật như vậy. Bản thân Trần Đăng Khoa, cũng như nhiều người khác khi đọc Tô Hoài đều rất ấn tượng với hình ảnh Dế Mèn “lấy điệu vuốt cái râu tưởng tượng” cho ra vẻ đĩnh đạc khi giao tiếp với thầy đồ Cóc lúc ghé chân vào vùng đầm lầy của đại vương Ếch Cốm. Khi khai thác hình ảnh này, Trần Đăng Khoa đã biết thoát khỏi cái bóng sừng sững của Tô Hoài, tạo cho nó một ý nghĩa, một sắc thái hoàn toàn mới, thực xứng đáng là thần đồng thi ca.
Lĩnh vực truyện tranh có lẽ là nơi mà truyện đồng thoại tạo được ảnh hưởng nhiều hơn cả. Ở Việt Nam, cho đến nay, truyện tranh chủ yếu vẫn được quan niệm là một thể loại dành cho thiếu nhi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Trong Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh viết như sau: “Truyện tranh chủ yếu nhằm phục vụ cho các em ở lứa tuổi bảy, tám, là lứa tuổi tư duy còn đơn giản, thích những gì thật cụ thể, dễ hiểu”[17]. Xuất phát từ quan niệm như vậy nên người nghiên cứu cũng như sáng tác cho rằng, truyện tranh thích hợp hơn cả với đề tài cổ tích và đồng thoại.
Tuy chưa có những cuộc điều tra xã hội học, những thống kê về xuất bản nhưng nhìn vào thị trường sách báo trong mấy chục năm qua, chúng ta thấy có một bộ phận không nhỏ gồm những tác phẩm truyện tranh đồng thoại. Đó là những tác phẩm hoặc do nhà văn và họa sĩ phối hợp sáng tác ra, hoặc chuyển thể từ tác phẩm văn học có sẵn. Ở trường hợp thứ hai, có thể nói, phần lớn tác phẩm truyện đồng thoại của các nhà văn Tô Hoài, Võ Quảng, Phong Thu, Nguyễn Kiên... đã được chuyển thể, được hóa thân vào thể loại vừa có kênh hình, vừa có kênh chữ, và rất được trẻ em, thậm chí người lớn ưa thích.
Truyện tranh là loại hình nghệ thuật phối hợp chặt chẽ giữa tranh và truyện. Mỗi thành phần như vậy có những đặc điểm và chức năng nghệ thuật riêng. Lời trong truyện tranh nói chung ngắn gọn, chủ yếu là lời dẫn cho câu chuyện và lời thoại của nhân vật, không có lời văn mang tính chất miêu tả về ngoại hình và tâm lí nhân vật, ngoại cảnh... Hình trong truyện không nhằm mục đích minh họa mà là mô tả, phản ánh. Vì thế, nó được xây dựng thành một hệ thống, cái này liên kết, kế tục cái kia. Để phù hợp với đối tượng là các em nhỏ nên các họa sĩ thường chọn bút pháp hoạt hình hơn là tả thực. Bởi vì, nó có khả năng hư ảo hóa những cái thực trong đời sống, kích thích trí tưởng tượng tượng, tự do, phóng khoáng hồn nhiên của trẻ em.
Truyện tranh của ta chưa có thành tựu nhiều, nhưng đó là đề tài của một công trình khác. Ở đây, trong phạm vi công trình này, chúng ta chỉ dừng lại ghi nhận đóng góp của truyện đồng thoại đối với sự phát triển của thể loại truyện tranh Việt Nam hiện đại. Về mặt này, truyện đồng thoại đã cung cấp cho truyện tranh một hệ thống tác phẩm phong phú làm đề tài, tạo thuận lợi cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Mặt khác, nhờ truyện tranh mà sức sống của nhiều tác phẩm truyện đồng thoại đã được nối dài, đến được với độc giả rộng rãi hơn.
Phương thức phối hợp giữa hội họa và văn học đã làm cho nghệ thuật không chỉ đẹp hơn lên mà còn có khả năng xã hội hóa nhiều tác phẩm văn học có nguy cơ bị lãng quên. Khéo chuyển thể từ truyện thành tranh, nhiều vấn đề lịch sử, xã hội, phong tục văn hóa, thế giới tự nhiên sẽ đi vào đời sống tinh thần trẻ thơ một cách tự nhiên, hữu ích.
Truyện đồng thoại cũng những đóng góp nhất định vào sự phát triển của sân khấu và điện ảnh dành cho trẻ em. Ở lĩnh vực sân khấu, đáng chú ý là tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký được chuyển thể thành kịch rối (đạo diễn Bích Ngọc thực hiện), và nhạc kịch (nhạc sĩ Hoàng Long và đạo diễn Hùng Lâm thực hiện). Vở kịch rối Dế Mèn phiêu lưu ký gồm 15 tập, đã được lên sóng VTV năm 2008, đem lại cho tác phẩm của nhà văn Tô Hoài một sắc thái mới. Với việc sử dụng các động tác đơn giản của rối kết hợp với thủ pháp dựng phim, các nghệ sĩ đã làm cho các nhân vật của vở rối đã trở nên sinh động và hấp dẫn hơn: Dế Mến ngồi chễm chệ trên bẹ chuối, rồi từ bờ cỏ bên này "bật" sang bờ cỏ bên kia... Theo đạo diễn Bích Ngọc: “Về cơ bản, đường dây câu chuyện vẫn trung thành với nguyên tác văn học. Một số câu thoại và từ ngữ được biên tập cho phù hợp với ngôn ngữ hiện đại của thế hệ thiếu nhi hôm nay".
Ở lĩnh vực điện ảnh, truyện đồng thoại được khai thác vào việc xây dựng những bộ phim hoạt hình. Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, chúng ta thấy còn khá nhiều tác phẩm của các tác giả khác được sử dụng. Có thể kể đến: Lớp học anh Bồ Câu trắng (Thy Ngọc), Cái Tết của Mèo con (Nguyễn Đình Thi), Những chiếc áo ấm (Võ Quảng), Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng (Vũ Duy Thông), Con quỷ gỗ (Nguyễn Quang Thiều)... Chúng ta đều biết, phim hoạt hình là một thể loại yêu thích của trẻ em. Ở Việt Nam, việc làm phim hoạt hình được quan tâm khá sớm. Ngay từ năm 1959, khán giả đã được xem Đáng đời thằng Cáo, một bộ phim khá thành công do Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất. Từ đó cho đến nay, Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã sản xuất được 300 bộ phim, trong đó có nhiều bộ phim hoạt hình đã đi vào ký ức tuổi thơ bao thế hệ, như một kỷ niệm đẹp, một hành trang nghệ thuật nhiều ý nghĩa giúp các em bước vào đời.
Phim hoạt hình Việt Nam có nhiều dòng, gồm hoạt hình hoạt kê, hoạt hình lịch sử và hoạt hình đồng thoại. Trong các dòng trên thì phim hoạt hình đồng thoại được xem là dòng phim hấp dẫn và mang tính giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ngoài việc tạo ra những kịch bản mới, các tác giả còn hướng tới khai thác một số tác phẩm truyện đồng thoại, nhất là những đồng thoại hay, giàu kịch tính, có ý nghĩa giáo dục lối sống nhân văn. Theo Nguyễn Hoài Giang, vai trò của truyện đồng thoại đối với phim hoạt hình là không nhỏ. Trong bài Phim hoạt hình, tác giả cho rằng: “Quyển Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, quyển Chú đất nung Nguyễn Kiên mà nhà xuất bản Kim Đồng đã in nếu vào tay những đạo diễn có tài thì chúng ta sẽ có được những bộ phim có tầm cỡ quốc tế”[18]. Qua ý kiến này, chúng ta thấy, đóng góp của truyện đồng thoại đối với phim hoạt hình chính là tạo những tiền đề thuận lợi đưa đến sự ra đời của kịch bản – yếu tố đầu tiên làm nên thành công của một tác phẩm.
Trên thế giới, phim hoạt hình (cũng như truyện tranh) được quan niệm là thể loại dành cho cả khán giả người lớn. Trong khi đó, ở Việt Nam, nó vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ lứa tuổi thiếu nhi. Do quan niệm như vậy nên người làm phim không thể bỏ qua việc khai thác các sáng tác văn học, những truyện loài vật nhân cách hóa.
Phim hoạt hình với đặc trưng của loại hình nghệ thuật khoa trương, cường điệu, thường hay lấy vật để khái quát cuộc sống con người, rất được các em ưa thích. Những bộ phim nổi tiếng thế giới như Tom và Jerry, Hãy đợi đấy... là những minh chứng hùng hồn cho sức mạnh nghệ thuật của thể loại này. Phim hoạt hình Việt Nam giàu tính nhân văn, đã được đánh giá cao trong quá khứ; song hiện nay cần phải được đổi mới về cách thức đưa ra bài học giáo dục, tốc độ hình ảnh và cả việc lồng tiếng cho nhân vật...
Cuối cùng, cũng cần nhắc đến ở đây một số kết quả sáng tạo khác: họa sĩ Vũ Kim Liên với bộ tem Dế Mèn phiêu lưu ký thiết kế bằng phần mềm Corel Draw; nhạc sĩ Trần Lập với nhạc phẩm Chuyện Dế Mèn... Tất cả những sự kiện nói trên đã xác nhận rằng, truyện đồng thoại là một thể loại có khả năng tạo sinh, đã gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ để trong lĩnh vực hoạt động của mình, họ tạo nên được những sáng tác mới và hay, góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho các em. Ở đây, vai trò số một vẫn thuộc về thiên truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Thêm một lần nữa, chúng ta có cơ sở để tin rằng, Dế Mèn phiêu lưu ký đã in sâu trong tâm trí nhiều nghệ sĩ đến nỗi khi sáng tác, hình ảnh chú Dế Mèn hiện ra một cách tự nhiên như thể đã nằm ẩn sâu đâu đó trong tiềm thức mỗi người, chỉ cần có cơ hội là tràn về trong tâm trí và thế là, câu chữ theo đó mà sinh nở, hào hứng, xúc động. Vậy là, với những sáng tác thành công, truyện đồng thoại đã tạo được mối quan hệ tương tác, kết nối với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong mối quan hệ đó, nó không chỉ có cho đi mà còn nhận về - được nối dài sức sống, được hóa thân vào những hình thức nghệ thuật khác.
Tóm lại, trong văn học Việt Nam hiện đại, truyện đồng thoại là một thể loại văn chương dành cho trẻ em. Nhưng những gì mà thể loại làm được còn nhiều hơn thế: tham gia vào quá trình giáo dục trẻ em trong nhà trường, kích thích các nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật mà mình theo đuổi, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam ra với thế giới... Với những đóng góp ấy, truyện đồng thoại xứng đáng được tìm hiểu một cách hệ thống và công phu, và quan trọng hơn là tìm cách phát triển nó trong hiện tại cũng như tương lai...
Lê Nhật Ký
CHÚ THÍCH:
[1]. Hoàng Tiến Tựu (19990, Văn học dân gian Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 65.
[2]. Phạm Hổ (1993), Làm thế nào để viết cho các em hay hơn, Tạp chí Văn học, số 5, tr.30.
[3]. Cửu Thọ (1988), Sách cho tuổi thơ, nxb TP. Hồ Chí Mình, tr.48.
[4]. Ngô Quân Miện (1982), Đồng thoại với việc bồi dưỡng tâm hồn các em, in trong Vì trẻ thơ, nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, tr.82.
[5]. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lí học phát triển, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6]. M.Ar. Nauđốp (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, nxb Văn học, Hà Nội, tr.260.
[7]. K. Paux tốpxki (2004), Một mình với mùa thu, nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.29.
[8]. Ngô Văn Phú (2004), Chuyện văn, chuyện đời, nxb Lao động, Hà Nội, tr.272.
[9]. Nguyễn Kiên (1995), Kí ức một thời học văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.85.
[10]. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Kí ức một thời học văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.162.
[11].Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.54.
[12]. Lê Phương Nga (2001), Dạy học tập đọc ở tiểu học, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.118.
[13]. Phạm Hổ (1998), Văn miêu tả và kể chuyện, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.79.
[14]. Hà Nguyễn Kim Giang (2004), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.146.
[15]. Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.259.
[16]. Gôlônhép (2000), Dế Mèn phiêu lưu ký ở Liên Xô, in trong Tô Hoài – về tác gia, tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.462.
[17]. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.100.
[18]. Nguyễn Hoài Giang (1982), Phim hoạt hình, in trong Vì trẻ thơ, nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, tr.201.
Phân tích vai trò của truyện đồng thoại trẻ e đi thầy ơi
Trả lờiXóa