Bác Giun đào đất suốt
ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương, Kiến Đất bạc đầu
Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu Kiến Gió bay ra chia phần ...
Lời
bình:
Hai câu đầu tưởng như
tường thuật sự việc một cách khách quan nhưng kì thực gợi nhiều trăn trở từ
nghịch lí đầy màu sắc thế sự: Một con người lao động chăm chỉ, vất vả là thế,
theo lô gic của trẻ thơ, lẽ ra phải có một cuộc đời hạnh phúc, thế mà phải chết
trong tội nghiệp, cô đơn. Một câu chuyện gợi nhiều sự cảm thông!
Từ câu chuyện đáng
thương của bác Giun, TĐK tiếp tục triển khai bài thơ trên câu chuyện cảm động
của họ hàng nhà Kiến. Bao nhiêu loài Kiến là bấy nhiêu cách thể hiện nghĩa
tình. Họ hàng nhà Kiến cư xử với bác Giun như là con người cư xử với con người:
“Họ hàng nhà Kiến kéo
ra
…..
Qua những vườn chuối,
vườn khoai vườn cà”
Như vậy, bác Giun từ
hình ảnh thực tế là một con giun đất đã thành một bậc bách niên giai lão trong
làng, được cả làng trọng vọng, lúc mất được cả làng thương tiếc tiễn đưa. Đám
ma càng dài thì nghĩa tình của con người càng thêm phần sâu nặng. Dễ nhận thấy,
đám ma bác Giun mang bóng dáng của lối sống nghĩa tình giữa con người với con
người ở nông thôn: Chuyện “nghĩa tử là nghĩa tận” – một suy nghĩ truyền thống,
tốt đẹp không chỉ của người nhà quê mà của cả dân tộc Việt. Không còn hình ảnh
của một hiện tượng sinh học thuần túy trong con mắt trẻ thơ mà là chiêm nghiệm
của một người trưởng thành trong suy nghĩ thật sự.
Càng về phần cuối bài
thơ, sắc màu thế sự càng trở nên đậm nét hơn:
“Kiến Đen uống rượu la
đà
Bao nhiêu Kiến Gió bay
ra chia phần”.
Nếu hai cảnh đầu của
bài thơ thể hiện trái tim đồng cảm thì cảnh thứ ba lại gợi nhiều day dứt, cho
thấy cái nhìn của TĐK về cuộc sống đâu chỉ có màu hồng? Bóng dáng của những hủ
tục lạc hậu, của nạn chè chén linh đình ở nông thôn mỗi khi có giỗ chạp, ma
chay đổ bóng vào hình tượng đồng thoại. Đâu phải đứa trẻ nào ở nông thôn cũng
có cái nhìn phản tỉnh về mặt trái của lối sống cộng đồng ở nông thôn sâu sắc
đến thế?
Nguyễn Văn Hiếu
Trích: Từ đặc điểm của thế giới đồng thoại trong
thơ Trần Đăng Khoa, suy nghĩ về vai trò của tư duy đồng thoại với việc hình
thành nhân cách trẻ em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét