Trích từ bài: Dấu ấn 10 năm trong việc Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Nhờ thực hiện việc quản lý di sản một cách bài bản, những năm qua, công tác phát huy giá trị của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long thu được kết quả ấn tượng.
Ông Trần Việt Anh, Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: "Trung tâm đã tổ chức
các hoạt động đưa di sản đến với công chúng, trong đó đẩy mạnh triển khai
chương trình giáo dục di sản "Em làm nhà khảo cổ", "Em tìm hiểu
di sản" đến các trường học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đa dạng hóa các hoạt
động phục vụ du khách như: Sưu tầm tư liệu, hiện vật, mở cửa căn hầm Cục Tác
chiến; cải tạo cảnh quan khu vực Hậu Lâu, trồng các loại hoa theo mùa để thu
hút du khách tới tham quan, chụp ảnh... Nhờ vậy, lượng khách tham quan Hoàng
thành Thăng Long không ngừng tăng qua từng năm. Nếu như năm 2013 (bắt đầu bán
vé tham quan) mới có khoảng 120.000 lượt khách, năm 2016 đón 245.321 lượt
khách, thu phí 5,58 tỷ đồng thì đến năm 2019, lượng khách đến Hoàng thành Thăng
Long đạt 517.476 lượt, thu phí hơn 10,5 tỷ đồng".
Hoàng thành Thăng Long,
Hà Nội, Bảo tồn, Di sản văn hóa thế giới, Di sản, Văn hóa
Hiện vật khảo cổ học
trong khuôn viên Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long - Hà Nội
Để tập trung cho công
tác phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch tại Hoàng thành Thăng Long, thời
gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để
xây dựng thương hiệu điểm đến Di sản Hoàng thành Thăng Long giữa lòng Hà Nội
ngàn năm văn hiến với các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch tâm linh, tham
quan Hoàng thành về đêm, gắn kết tour Hoàng thành Thăng Long với khu vực hồ
Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám; nghiên cứu phục dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu, các nghi lễ Hoàng cung gắn với
trải nghiệm âm nhạc, ẩm thực, trang phục để khai thác, phục vụ du lịch.
Một "điểm
sáng" khác của việc phát huy giá trị di sản ở Khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long trong những năm qua là ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng các sản
phẩm, dịch vụ tiện ích như: Wifi miễn phí, thuyết minh tự động trên điện thoại
thông minh, màn hình tương tác diễn giải lịch sử... nhằm đem đến cho du khách
trải nghiệm thú vị, có tính tương tác cao. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đầu tư
xây dựng cơ sở dữ liệu 3D về di tích, di vật, diễn giải các dấu tích kiến trúc
trong Hoàng cung Thăng Long để phục vụ công tác nghiên cứu...
Với những giá trị nổi bật toàn cầu được hun đúc hơn 10 thế kỷ, cùng với những bài học quý trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày càng khẳng định vị trí là một trong những Di sản văn hóa thế giới quan trọng và là điểm đến hấp dẫn của du lịch Thủ đô.
Nguồn: Báo Hà Nội mới.
* Lời khuyên: Bạn nên tìm đọc nguyên bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét