Bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa cổ truyền Hrê là nhằm mục đích xây dựng đời |sống văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ cho mỗi gia đình, mỗi làng mà còn cho cả cộng đồng Hrê ở Bình Định, góp phần xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo yêu cầu Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
Đồng thời, góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng làng văn hóa hiện nay. Vì xây dựng
làng văn hóa là “một
cuộc vận động cách mạng huy động và phát huy mọi lực lượng của nhân dân ta và hệ thống chính trị nước ta, đề xướng và thực hiện
văn hóa mới, phê phán và đấu tranh với những hiện tượng phản văn hóa và phi văn hóa”.
Và “muốn xây dựng làng văn hóa, việc cần làm đầu tiên là phải tiếp cận văn hóa làng, coi đó là
nền tảng để định hướng cho các thể chế văn hóa”.
Bởi vì, xây dựng làng văn hóa
không thể đề ra một mô hình cứng nhắc cho tất cả các làng, mà chủ yếu phải xuất
phát từ cơ sở văn hóa cổ truyền của một làng nào đó trên các lĩnh vực nề nếp sản xuất, nếp sống xã hội,
nếp sống sinh hoạt, nếp sống tâm linh, sinh hoạt văn nghệ để chọn ra cái hay,
loại trừ cái lạc hậu, lỗi thời, nhìn nhận các yếu tố văn hóa mới để đưa vào cho
phù hợp với hoàn cảnh của từng làng,
Trong xây dựng làng văn hóa, việc xây dựng gia đình văn hóa có tầm
quan trọng đặc biệt.
Từ nhận thức trên đây, chúng tôi xin gợi ý một số vấn đề về giải pháp chung
cho tất cả các làng và những giải pháp cụ thể cho trước mắt và lâu dài.
1. Những giải pháp chung
Để có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc trong bảo tồn và
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của vàn hóa làng Hrê trong xây dựng
đời sống văn hóa hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến những giải pháp chung sau
đây:
1.1.
Trước hết, cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc đường lối văn
hóa, văn nghệ của Đảng đã đề ra trong văn kiện Đại hội XI, quyết định bằng văn
bản của Hội
đồng Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách của nhà nước và
ngành văn hóa các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã đối với dân tộc thiểu
số để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và Nhà nước ta.
1.2. Văn hóa cổ truyền ở các làng Hrê ở Bình Định không phải đều như
nhau. Những làng ở vùng sâu xưa nay sống biệt lập thì còn giữ được nhiều dáng vẻ nguyên sơ. Những làng sống
cận kề với người Ba Na, người Kinh thì đã tiếp biến ít nhiều văn hóa cổ truyền của dân tộc
anh em nên có
khác. Do vậy, cần nắm vững văn hóa cổ truyền của từng làng để xác định rõ những
giá trị tốt đẹp cũng như những tập tục lạc hậu, những mê tín dị đoan cần loại trừ trên từng lĩnh
vực hoạt động của người Hrê. Từ đó, chọn lọc những tinh hoa cần bảo tồn và phát
huy trong xây dựng đời sống văn hóa mới cho từng gia đình và cả cộng đồng làng.
Có thế thì nội dung quy ước văn hóa của từng gia đình, từng làng Hrê mới thật thích hợp,
mới có giá trị giáo dục sâu sắc.
1.3.
Cần tranh thủ sự lãnh đạo cửa cấp ủy, chính quyền các cấp và
lắng nghe ý kiến đóng góp của già làng - những người nắm vững truyền thống văn
hóa của cha ông truyền lại, để đề ra những giải pháp bảo tồn và
phát huy vừa
đúng với đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, vừa sát hợp với đời sống kinh tế
còn nhiều khó khăn của đồng bào và cũng vừa phù hợp với thuần phong mỹ tục vốn có
từ thời lâu đời.
1.4.
Bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của vàn hóa cổ
truyền Hrê vào công cuộc xây dựng làng văn hóa hiện nay là một cuộc cách mạng
về tư tưởng và văn hóa.
Cho nên, cần tuyên truyền, vận động để đồng bào Hrê nhận thức rõ đây không
chỉ là công việc của các ngành tư tưởng và văn hóa mà là sự nghiệp của quảng
đại quần chúng, của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xóm làng Hrê. Các nhà nghiên cứu văn hóa nổi
tiếng trên thế giới đã khuyên chúng ta cần bảo tồn tại chỗ trong cuộc sống chứ
không phải chỉ ở trong các viện bảo tàng.
1.5.
Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, còn phải dựa vào thiết chế văn hóa của Nhà nước ta từ Trung ương đến tỉnh,
huyện, xã và thôn mà xây dựng kế hoạch với tính toán cụ thể những vấn đề cấp bách cần giải quyết
ngay và những vấn đề cần chuẩn bị tiềm lực thì mới có thể thực hiện được trong lâu đài.
1.6.
Đặc biệt là phải mất biết bao công phu, Đảng và Nhà nước ta
đã tổ chức biên soạn và hoàn thiện chữ viết cho người Hrê ở Bình Định. Bộ
chữ Hrê Bình Định ra đời là một thuận lợi lớn trong việc phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội; một
phương tiện hữu hiệu cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn
hóa cổ truyền Hrê. Vì chỉ có nó sẽ giúp người Hrê ghi chép lại được mọi di sản văn hóa quý báu của
cha ông mà xưa nay chỉ truyền miệng. Không những thế, nó còn giúp người Hrê phô
diễn mọi vẻ đẹp của tâm hồn, tình cảm của mình, của dân tộc mình trước cuộc
sống, sáng tạo nên những tác phẩm văn học - nghệ thuật mang đậm sắc thái Hrê.
Đồng thơi chuyển tải mọi thông tin, mọi tri thức khoa học hiện đại đến với từng
người, từng gia đình, từng làng Hrê. Việc học chữ Hrê làm giàu bộ chữ cũng tức
là làm giàu vốn từ ngữ tiếng Hrê, sử dụng chữ Hrê đối với người Hrê ở Bình Định
quan trọng đến chừng nào.
2. Những giải pháp trước mắt
Nêu lên những giải pháp trước mắt mang tính cấp bách là vì
hiện nay số già làng còn nắm giữ được ít nhiều văn hóa cổ truyền Hrê cũng như
văn hóa làng Hrê thuở trước không nhiều mà lại đang mất dần vì tuổi cao sức
yếu. Vả lại, ngày nay trong công cuộc đổi mới, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa
các dân tộc, giữa các vùng miền trong nước và cả thế giới đang rộng mở;
kinh tế thị trường cùng với văn hóa hiện đại đang lan rộng tới các làng Hrê xa xôi, hẻo lánh ở cả vùng thấp
lẫn vùng cao. Thế hệ trẻ Hrê lại đang có xu hướng chạy theo thị hiếu hiện đại mà sao nhãng với truyền thống văn hóa
tốt đẹp vốn có từ lâu đời của cha ông để lại. Vì thế, nếu không tiến hành một
số biện pháp mang tính
cấp thiết có thể làm được với điều kiện hiện nay cho phép, thì chỉ cần khoảng
chục năm nữa những di sản quý của văn hóa cồ truyền Hrê sẽ mất đi. Và
chắc chắn sẽ có những di sản quý sẽ mất hẳn, về sau không thể tìm lại được.
2.1.
Cần bảo tồn những giá ttị tốt đẹp của văn hóa cổ truyền tại
chỗ. Có nghĩa là phải bảo tồn ở ngay từng thành viên của cộng đồng giữ gìn cốt
cách ngay thẳng, trung thực, kiên quyết đấu tranh chống áp bức bất công; giữ
gìn cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp hằng ngày theo phong cách truyền thống.
Phải bảo tồn ngay ở từng gia đình: giữ gìn tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
trong nếp sống thuận
hòa, êm ấm, trên kính dưới nhường, tôn trọng những di sản văn hóa mà tổ tiên,
ông bà để lại. Phải bảo tồn ngay trong từng làng giữ gìn tinh thần cố
kết chặt chẽ “lá lành đùm lá rách” (“hla lem htep hla ha yah”), cùng chia sẻ
ngọt bùi khi hạnh phúc cùng lo toan khi hoạn nạn; giữ gìn những di vật cổ
truyền còn lưu giữ trong làng như chiêng, ché quý, cung tên, giáo mác, khung cửi dệt, các
nhạc cụ.
Ngày nay, người Hrê đã có chữ viết nên việc viết gia phả, tộc
phả, địa chỉ làng
xã, lịch sử văn hóa làng cần đặt ra.
2.2.
Tiếng nói và chữ viết mang hồn dân tộc. Mất tiếng nói và
không có chữ
viết thì khó lòng mà bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc. Cho
nên, nói năng hàng ngày trong gia đình, trong xóm làng nhất thiết cần phải dùng
tiếng Hrê, khi giao tiếp với vùng xuôi mới dùng tiếng Kinh. Có thể hạn chế lạm dụng đa
ngữ trừ trường hợp tiếng Hrê thiếu từ mới phải dùng tiếng các dân tộc khác. Có
chữ viết là điều kiện rất thuận lợi cho đẩy mạnh công tác văn hóa nói chung trong cộng
đồng Hrê, nên rất cần tổ chức học tập rộng rãi để người Hrê biết chữ Hrê, nhất
là tầng lớp trẻ.
Từ đó, việc sưu tầm và bảo tồn văn hóa cổ truyền Hrê cũng như
văn hóa làng Hrê mới tiến hành tại chỗ có kết quả mỹ mãn, mới được ghi chép
thành văn để lại cho đời nay và cả mai sau.
2.3.
Cần tiếp tục sưu tầm, ghi chép lại vốn văn hóa cổ truyền cũng như văn
hóa làng Hrê còn lưu giữ trong ký ức dân gian nhất là trong ký ức của các già làng. Nếu
chưa có điều kiện in ấn thì ghi băng tiếng, băng hình lưu lại.
Không làm như vậy thì các loại hình văn hóa nhự: lễ tiết nông
nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống, các lễ hội hàng năm, v.v... Và
các loại hình, thể loại van nghệ dân gian như: thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích, tục ngữ, ca dao, dân ca, múa, các nhạc cụ dân gian, v.v... sẽ mất đi rất
nhanh chống. Một
ngày không xa, chẳng còn người Hrê biết ka choi, ka luối; chẳng còn ai biết chơi các nhạc cụ truyền
thống, biết múa kiếm, múa giáo, v.v… Mà chính các loại hình, thể loại văn hóa, văn
nghệ dân gian này lại thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa Hrê.
2.4.
Cần sưu tập lại các hiện vật văn hóa cổ truyền còn được lưu
giữ ít nhiều trong dân gian trên nhiều lĩnh vực văn hóa như: cày, bừa, gậy chọc
lỗ gieo hạt, các loại gùi, các dụng cụ đánh bắt cá (nơm, nhá,
đó, lờ), các loại vũ khí (cung, nỏ, gươm, giáo), các loại bẫy, các loại
dụng cụ làm ngành nghề thủ công (nong, nia, rô, rá, giần, sàng, khung cửi dệt, máy
cán bông), các dụng cụ rèn (dao, rựa, rìu, cuốc, thuổng), các trang phục truyền
thống (áo, váy, khố, khăn đội đầu, chăn), các nhạc cụ dân gian đủ bộ (gõ, gẫy,
hơi, vỗ, kéo dậy), cột đâm trâu, tượng nhà mồ, Ranan (quan tài hình trụ), thuyền độc mộc, v.v... Tất cả
tập trung về một nơi, được bảo quản cẩn thận để chuẩn bị cho việc xây dựng bảo tàng các dân tộc ở An Lão
về sau.
2.5.
Ngôi nhà sàn Hrê mang vẻ đẹp độc đáo, thường dựng trên đất
dốc, có kết cấu
chặt chẽ, vững chắc, thanh thoát, nhẹ nhàng, phân rõ khách chủ nhờ có hai gian
trống hai đầu hồi thích hợp với sinh hoạt của cư dân miền núi.
Hiện nay nhiều nơi vẫn làm nhà sàn nhưng lợp ngói, sàn và vách
làm bằng ván gỗ. Trong hội lễ năm 2009, các xã và các làng ở thị trấn đã tái tạo lại mô hình nhà sàn truyền
thống dượng như vẫn nuối tiếc vẻ đẹp và sự tiện lợi của ngôi nhà sàn thuở xưa.
Các nhà văn hóa làng Hrê từ vùng thấp đến vùng cao mới xây đựng gần đây cũng
mang ít nhiều dáng dấp nhà sàn cũ. Hiện nay, xu hướng bỏ hẳn nhà sàn chuyển
sang làm nhà trệt ở
các làng Hrê đang dần dần trở thành phổ biến và dường như khó lòng ngăn nổi.
Phải chăng nên lấy ý kiến của các già làng để tái tạo mô hình nhà sàn truyền thống của người Hrê và Ba Na như nó vốn
có, đúng tỷ lệ kích thước, đúng với kết cấu và trang trí cổ truyền ở vùng trung tâm thị trấn để làm mẫu cho các xã, khi cần mang
đi triển lãm các nơi như bảo tàng Ba Tơ đã làm.
2.6.
Cần tái tạo lại và gỉữ lại bộ trang phục, trang sức truyền
thống như vốn có từ xưa, không chỉ để ăn mặc trong hội lễ, trong biêu diễn văn nghệ mà còn
phải động viên người Hrê nhất là
tầng lớp thanh niên dùng trong tết nhất, lễ hội, cưới hỏi để góp phần bảo tồn
bản sắc văn hóa Hrê. Vì hiện nay, trang phục, trang sức Hrê ở mọi lứa tuổi đã được “Kinh hóa”
rất nhiều. Tuy các vị cao tuổi người Hrê còn có người ăn mặc theo lối cũ thì cách trang trí hoa văn trên áo, váy
đã bị lai nhiều. Thậm chí, các đường hoa văn ở chân áo, chân váy có vẻ
cầu kỳ, hoa hòe là đo mua các dãi hoa văn làm sẵn từ vùng xuôi đưa lên may gắn
vào. Vi thế, không còn giữ đúng kiểu cách, trang trí hoa văn theo đúng truyền thống của
người Hrẽ nữa.
2.7.
Nếu tiếng nói, chữ viết là hồn người thì lễ hội là hồn làng. Hằng năm,
người Hrê Bình Định có các lễ hội lớn mang tính chất cộng đồng vào các
dịp ăn tết mừng xuân, cúng cơm mới và đâm trâu tế thần. Ngoài phần lễ mang tính
chất tín
ngưỡng cầu cho cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi,
tránh khỏi thiên tai dịch họa
ảnh hưởng đến đời sổng con người và gia súc, gia cầm. Còn phần hội phải thể hiện rõ
sắc thái văn hóa Hrê qua các trò chơi dân gian mang tính thượng võ, qua các
giai điệu cồng chiêng kết hợp với múa, qua tiếng đàn, tiếng sáo tiếng hát ká choi, ka luối,
ka liêu (ta lêu) làm sống lại văn hóa cổ truyền lành mạnh, tươi vui trong các
làng Hrê.
2.8.
Cần sưu tầm luật tục cổ truyền ở tất cả các làng Hrê, vì hiện nay
các già làng chỉ nhớ mỗi người một ít về luật tục truyền thống của làng mình.
Vả lại, không phải luật tục của các làng Hrê đều như nhau, tùy theo địa bàn cư
trú và quá trình hình thành làng nên trên đại thể thì luật tục các làng giống
nhau, nhưng xem xét từng điều khoản cụ thể lại có chỗ khác nhau. Từ kết quả sưu
tầm được, xác định rõ những điều khoản, những yếu tố mê tín dị đoan, lạc hậu,
lỗi thời để kiên quyết bỏ đi; chọn lọc những điều khoản, những yếu tố
tích cực, mang vẻ đẹp văn hóa truyền thống để đưa vào các điều khoản xây dựng
gia đình văn hóa, làng văn hóa hiện nay.
2.9.
Nên duy trì vai trò già làng (karaq karùt) trong đời sống văn hoa hiện đại
để hỗ trợ cho
chính quyền xã, thôn trong triển khai mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ở địa phương, vì thế hệ già làng hiện nay rất đáng quý. Họ là những người
am hiểu thuần phong mỹ tục của cha ông để lại, từng trải qua hai cuộc chiến đấu
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta và tư tưởng, đạo đức Bác Hồ để lại, trung thành với sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.10.Vấn nạn tự tử trong các làng Hrê hiện nay là
vấn đề Huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm cần giải quyết ngay.
Đây là một hiện tượng tiêu cực trong nhận thức sai lầm về lẽ sống chết vốn có từ lâu trong cộng đồng người Hrê
không riêng ở An Lão mà cả ở Quảng Ngãi. Cách đây trên 140 năm, trong Vũ Mạn tạp lục thư, Tiểu phủ sứ Nguyễn Tấn đã nói tới
vấn đề này như một tệ nạn xã hội trong các làng Hrê. Để giải quyết vấn đề này,
huyện đã đề ra giải pháp cơ bản trước mắt là tăng cường công tác dân vận một
cách sâu rộng, hạn chế nạn rượu chè và tranh thủ ý kiến của các già làng tìm
cách giải quyết tư tưởng, vận động quần chúng ở từng làng một cách cụ thể.
Không để cho tệ nạn này kéo đài, lây lan trong các làng Hrê. Về lâu dài, phải nâng cao dân trí, nâng cao lý tưởng sống đúng đắn,
cao đẹp cho người Hrê.
2.11. Không nên số hóa tên các thôn
làng mà nên giữ lại tên gọi đã thành truyền thống. Vì nếu nhìn trong một xã thì
số hóa tên các thôn có vẻ giản tiện, nhưng nếu nhìn chung toàn huyện thì dễ lẫn
lộn tên thôn giữa xã này với xã khác. Vả lại, cha ông đặt tên cho làng thường gắn với
một biểu tượng nào đó, một địa đanh nào đó hay một người có công trạng với làng
nào đó. Cho nên, tên làng ẩn chứa tính lịch sử, gợi nhớ một cái gì thiêng liêng
trong tâm thức của
mỗi thành viên sinh sống đời nối đời trên mảnh đất cha ông đã dày công khai
phá; tên làng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong làng với
nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi.
3. Những giải pháp lâu dài
3.1.
Cần có kế hoạch lâu dài đào tạo con em đồng bào Hrê ở An Lão
thành những cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn cao, sống gắn bó với quế
hương và với cộng đông, nhiệt tình với công cuộc bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hóạ truyền thống của dân tộc mình.
3.2.
Có
thế mới có khả năng tổ chức phối hợp liên ngành trong sưu tầm, nghiên cứu. Từ đó, mới xây
đựng một số kế hoạch sưu tầm thật quy mô, sâu rộng những nơi có người Hrê cư trú không chỉ ở An Lão mà còn ở
nơi khác, để làm rõ hơn nguồn gốc của người Hrê An Lão và làm rõ hơn bản sắc văn hóa
cổ truyền cũng như văn hóa làng Hrê An Lão. Nêu lên vấn đề này vì hiện nay chưa
đủ điều kiện để tổ
chức liên kết giữa các ngành khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ
học và văn hóa học để giải quyết những câu hỏi lớn về người Hrê An Lão.
3.3.
Trên cơ sở có một nguồn tư liệu phong phú có giá trị khoa học
cao, đáng tin cậy mới có thể lý giải đúng đắn và sâu sắc về người Hrê, văn hóa cổ truyền Hrê An
Lão. Từ đấy mới có thể đề ra một kế hoạch thật hợp lý, có tính khả thi để đề nghị lên cấp trên
tạo điều kiện nhân lực, cấp kinh phí đủ cho việc bảo tồn và phát huy một cách
quy mô.
3.4.
Kết quả sưu tầm nghiền cứu được trên tổng thể cũng như trên từng lĩnh vực văn hóa
cần được biên tập thành sách, thành băng hình để in ấn, sao lưu không chỉ đề ở kho lưu trữ của Trung tâm văn hóa mà
đưa về các xã, thôn Hrê ở An Lão, để người Hrê hiểu hơn về mình, về dân tộc
mình, về truyền thống văn hóa quý báu bao đời đã tạo dựng nên.
3.5.
Cần có kinh phí để sưu tập dần các hiện vật văn hóa cổ truyền
của người Hrê còn lưu giữ được trong các làng, phục chế lại những cái đã mất.
Có kế hoạch bảo quản chu đáo để giữ gìn được lâu dài nhằm đưa vào bảo tàng các
dân tộc ở An Lão mai sau.
Qua một thời gian sưu tầm, nghiên cứu văn hóa cổ truyền của người
Hrê ở huyện An Lão và hai huyện Sơn Hà, Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi cho phép chúng
tôi nêu lên những kết luận khoa học theo mục tiêu đã đề ra.
1. Làng là đơn vị xã hội cao nhất của người Hrê thuở trước, cho nên sưu
tầm, nghiên cứu văn hóa cổ truyền Hrê phải sưu tầm, nghiên cứu văn hóa cổ
truyền còn được lưu giữ ở các làng Hrê hiện nay. Song ở Bình Định chỉ có các
làng Hrê trên Trường Lũy thuộc huyện An Lão là còn giữ được tương đối thuần nhất văn
hóa cổ truyền, còn các làng
dưới Trường Lũy mới ra đời về sau khi Trường Lũy không còn vai trò ngăn cách. Ở
các làng này, người Hrê sống cận kề và giao lưu văn hóa sâu đậm với người Kinh
nên văn hóa cổ truyền đã bị mai một đi nhiều.
2. Văn hóa cổ truyền Hrê mang
tính lịch sử, vì nó biến đổi theo chiều hướng ngày càng tiến bộ, văn minh theo
từng thời kỳ để tồn tại và phát triển suốt hảng ngàn năm. Văn hóa cổ truyền Hrê
manh nha từ thời công xã thị tộc (thời đại đồ đá mới), hình thành và phát triển thời công xã nông thôn
suốt gần 1000 năm, từ khi người Hrê định cư trồng lúa nước kết hợp với
làm nương rẫy cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Văn hóa cổ truyền Hrê biến đổi nhanh chóng trong 9 năm kháng chiến chống
Pháp, phát triển rực rỡ trong chiến đấu chống Mỹ ác liệt và đổi mới, văn minh dần
lên từ ngày đất nước thống nhất đến nay.
3. Đặc trưng tiêu biểu nhất của
văn hóa cổ truyền Hrê là cố kết chặt chẽ, biệt lập với tính cộng đồng và tính
tự quản
cao. Đây là mặt tích cực nổi bật trong chinh phục tự nhiên và đấu tranh xã hội để ổn định
cuộc sống lâu dài thuở trước, nhưng đồng thời cũng là mặt hạn chế trong tiếp
nhận ảnh hưởng tốt của các nền văn hóa cao hơn, làm cho cuộc sống người Hrê trì trệ, chậm tiến trong một
thời gian rất dài. Phải đến khi ánh sáng của Đảng rọi tới mới mở cánh cửa khép
kín hàng ngàn năm, dìu dắt người Hrê vững bước đi lên.
Người Hrê luôn giữ vững tinh thần kiên
quyết chống áp bức bất công, dũng cảm hy sinh chiến đấu bảo vệ quê hương, xóm
làng. Vì vậy, thời phong kiến đặc trưng này thể hiện ở bền bỉ chống sưu cao,
thuế nặng dưới các triều vua chúa nhà Nguyễn, nên mới có Trường Lũy dài đến thế để ngăn cách đôi bên. Chính
đặc trưng này đã phát triển rực rỡ dưới thời chống Mỹ dù phải hy sinh tất cả
cũng kiên quyết giữ làng, giữ căn cứ vững chắc cho cách mạng, góp phần giải
phóng An Lão vào cuối năm 1964.
4. Cả về lượng và chất của văn hóa cổ
truyền Hrê phát triển, biến đổi nhanh chống, khởi sắc hẳn lên ở các làng từ vùng thấp đến vùng cao từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay.
Về lượng, nhờ biết kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại nên có nhiều đổi mới phong phú trên cả 5 lĩnh vực hoạt động của người Hrê.
Về chất, nhờ biết tiếp cận đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và tư
tưởng, đạo đức của Bác Hồ nên thay đổi về cách nhìn nhận thế giới quanh mình
(thế giới quan), thay đổi cách nhìn nhận về quan hệ giữa con người với con người (nhân
sinh quan) nên đã mở rộng tinh thần cổ kết chặt chẽ không phải chỉ trong dân tộc mình mà với tất cả các dân tộc
anh em theo lời kêu gọi của Bác: đoàn kết tất cả các dân tộc để kháng chiến và
kiến quốc, đất nước ta là một, dân tộc ta là một.
5. Văn hóa cổ truyền người Hrê Bình Định
tương đồng với văn hóa cổ
truyền Hrê Quảng Ngãi. Có khác chăng là ở một vài chi tiết trong từng lĩnh vực hoạt
động khi người Hrê Quảng Ngãi có làng tiếp biến ít nhiều văn hóa Ca Dong và Co, còn người Hrê Bình
Định có làng tiếp biến ít nhiều vàn hóa Ba Na.
Văn hóa cổ truyền Hrê Bình Định gần gũi với văn hóa cổ truyền
Ba Na, vì cả hai đều là dân tộc thiểu số ở miền núi sống cận kề nhau lâu đời.
Song trong từng lĩnh vực hoạt động văn hóa lại có nhiều điểm
khác nhau. Vì trong truyền thống, văn hóa cổ truyền Ba Na gắn với kinh tế nương
rẫy ờ vùng núi cao, còn văn hóa cổ truyền Hrê chủ yếu gắn vái kinh tế lúa nước
có kết hợp với kinh tế nương rẫy ở vùng núi thấp và ven sông suối.
Ngày nay, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc anh em trong
tỉnh đang ngày càng mở rộng dịch lại gần nhau và các dân tộc thiểu số có khuynh
hướng giao lưu, giao hòa ngày càng sâu sắc với văn hóa Việt. Song giao lưu,
giao hòa sâu sắc đến đâu cũng không nên hòa tan vào văn hóa Việt. Vì nếu để hòa tan văn hóa
sẽ làm mất
bản sắc văn hóa của từng dân tộc và cũng làm giảm bớt tính đa dạng, phong phú
nhiều màu sắc của văn hóa Việt Nam.
Nguồn: Văn hóa cổ truyền của người H’rê ở huyện An
Lão, tỉnh Bình Định, Nxb KHXH, H. 2015.
Lược chú thích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét