Đứng đọc: chẳng tiện chút nào!
Nằm đọc: có hại!
Đọc sách dở: kém hứng thú!
Đọc sách dày: bao giờ cho xong?
Sách hay: tìm đâu ra!!!
Sách mỏng: không xứng để đọc!
Đọc sách thiếu nhi: thật là kì cục!
Đọc sách cổ điển: chóng mệt!
Đọc lời tập bài hát: thật là dớ dẩn!
Đọc ban ngày ư? – Không nên, cần tỏ rõ ta đây đang chăm chú làm việc.
Đọc buổi tối? – Chà, tiếc lắm, còn phải xem bóng đá qua tivi.
Đọc trên xe điện? – Nhỡ ga lúc nào không biết!
Vừa đi đường, vừa đọc: Nguy hiểm lắm!
Ngồi trên xe buýt, thú nhất là ngắm nhìn cô gái tóc vàng bên trái đang đọc, cô gái tóc hạt dẻ bên phải cũng đang đọc. Còn mình thì đặt sách lên bụng. Chính hình ảnh đó tự nó nói lên: người ta no không chỉ vì bánh mì.
Ngồi gác chân lên ghế để đọc? – Không đẹp mắt.
Đọc sách viết bằng tiếng Nhật Bản? – Khó quá!
Đọc “Tuyển tập về người lái máy gặt”? – Không bổ ích thiết thực…
Kết luận: Tốt hơn hết là không đọc!
Nhưng nếu không đọc có thể chết vì buồn.
Thôi thì viết vậy. Nhưng… đứng viết thì không tiện rồi. Ngồi viết, mãi mà chẳng nghĩ ra ý gì hay. Thế nằm viết? - Lại có hại.
Viết sách dày: không đủ kiên nhẫn.
Viết không hay: không nên viết.
Viết bằng tiếng Nhật Bản: không viết nổi.
Viết về người lái máy gặt: Khô khan quá.
Thế thì phải làm gì bây giờ? – Đi ngủ vậy!
A. Sôrin
(Ngọc Tâm phỏng dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét